Chủ Nhật, 17 tháng 4, 2016

Biện pháp quản lý hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp ở trường Trung học phổ thông Thanh Oai B huyện Thanh Oai - Thành phố Hà Nội giai đoạn hiện nay

và năng khiếu các nhân... cần coi trọng giáo dục thẩm mỹ, giáo dục và rèn luyện thể chất, hoạt động văn hoá, văn nghệ, thể dục thể thao và luyện tập quân sự” [ 36, tr. 4-5]. Điều lệ trường Trung học phổ thông (Ban hành kèm theo Thông tư số: 12/2011/TT-BGDĐT ngày 28/3/2011của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo” “ Điều 26. Các hoạt động giáo dục 1. Các hoạt động giáo dục bao gồm hoạt động trong giờ lên lớp và hoạt động ngoài giờ lên lớp nhằm giúp học sinh phát triển toàn diện về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mỹ và các kỹ năng cơ bản, phát triển năng lực cá nhân, tính năng động và sáng tạo, xây dựng tư cách và trách nhiệm công dân; chuẩn bị cho học sinh tiếp tục học lên hoặc đi vào cuộc sống lao động. 2. Hoạt động giáo dục trong giờ lên lớp được tiến hành thông qua việc dạy học các môn học bắt buộc và tự chọn trong chương trình giáo dục của cấp học do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành. 3. Hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp bao gồm các hoạt động ngoại khoá về khoa học, văn học, nghệ thuật, thể dục thể thao, an toàn giao thông, phòng chống tệ nạn xã hội, giáo dục giới tính, giáo dục pháp luật, giáo dục hướng nghiệp, giáo dục kỹ năng sống nhằm phát triển toàn diện và bồi dưỡng năng khiếu; các hoạt động vui chơi, tham quan, du lịch, giao lưu văn hoá, giáo dục môi trường; hoạt động từ thiện và các hoạt động xã hội khác phù hợp với đặc điểm tâm sinh lý lứa tuổi học sinh.” Để đáp ứng yêu cầu cải cách giáo dục, đã có nhiều nghiên cứu xung quanh việc xác định khái niệm “HĐGDNGLL”, cũng như nghiên cứu nhằm tổ chức có chất lượng HĐGDNGLL trong nhà trường. Có thể chia ra theo các hướng: * Hướng thứ nhất: là các nghiên cứu cơ bản, mang tính lý luận nhằm xác định nội hàm của khái niệm “HĐGDNGLL”, xác định mục tiêu, vị trí, vai trò, nhiệm vụ, nội dung, hình thức của HĐGDNGLL. Có các công trình nghiên cứu sau: 8 - Từ năm 1979, Viện Khoa học giáo dục đã thực hiện đề tài dài hạn nghiên cứu về “Các HĐGDNGLL và sự hình thành nhân cách của học sinh” do Trung tâm nghiên cứu giáo dục đạo đức học sinh chủ trì. Đề tài đã được triển khai thực nghiệm từ năm học 1979-1980 tại một số trường cấp 1, cấp 2, cấp 3 ở Hà Nội, sau đó kết quả thực nghiệm đã được thể hiện ở một loạt bài trên tạp chí nghiên cứu giáo dục và tạp chí Thông tin khoa học giáo dục của một số nhà nghiên cứu như: Đặng Thuý Anh, Phạm Hoàng Gia, Lê Trung Trấn, Phạm Lăng... - Một số nghiên cứu thực nghiệm cải tiến nội dung, phương pháp tổ chức nhằm nâng cao chất lượng HĐGDNGLL do một nhóm cán bộ nghiên cứu của Viện khoa học giáo dục thực hiện như: Đặng Thuý Anh, Nguyễn Quang Dục, Nguyễn Thị Kỷ, Nguyễn Thanh Bình... - Một số lý luận nhằm xây dựng cơ sở lý luận về HĐGDNGLL, của một số nhà khoa học như: Nguyễn Lê Đắc, Hoàng Mạnh Phú, Lê Trung Trấn, Nguyễn Dục Quang, Hà Nhật Thăng... - Một số cuốn sách viết về HĐGDNGLL trong thời gian đầu những năm 80 của thế kỷ trước của các tác giả như: Đặng Vũ Hoạt, Hà Nhật Thăng, Nguyễn Hữu Hợp, Nguyễn Dục Quang, Nguyễn Đăng Thìn, Lê Thanh Sử, Nguyễn Thị Kỷ... * Hướng thứ hai: Một số bài viết về kinh nghiệm thực tiễn của các trường phổ thông trong tổ chức HĐGDNGLL mà tác giả là các giáo viên, CBQL ở các trường phổ thông. Qua hệ thống các nghiên cứu nói trên, cho thấy các tác giả đi sâu vào nghiên cứu cơ bản về HĐGDNGLL, nghiên cứu thực nghiệm, tổng kết kinh nghiệm thực tiễn nhằm xây dựng quy trình tổ chức và đổi mới nội dung, phương pháp HĐGDNGLL. Các nghiên cứu về quản lý HĐGDNGLL hầu như chưa được thực hiện nhiều và ít hiệu quả. Một số đề tài luận văn thạc sĩ về HĐGDNGLL cho một số cơ sở giáo dục cụ thể cũng đã được nghiên cứu: 9 - Một số giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý hoạt động ngoài giờ lên lớp ở trường THPT quận Ba Đình – TP Hà Nội của Nguyễn Thị Mỹ Công, ĐH Vinh, 2010; - Biện pháp quản lý hoạt động ngoài giờ lên lớp ở trường THCS quận Hoàn Kiếm – TP Hà Nội của Đặng Chính Thao, Học viện Quản lý giáo dục, 2012... Tuy nhiên, đến nay chưa có đề tài nào nghiên cứu về quản lý hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp ở Trường THPT Thanh Oai B. 1.2. Một số khái niệm cơ bản về quản lý và quản lý giáo dục 1.2.1. Quản lý Các nhà Luật học nghiên cứu các quy luật quản lý nhà nước; các nhà Xã hội học nghiên cứu về hoạt động quản lý mối quan hệ giữa các giai cấp, tầng lớp xã hội, dân tộc, quốc gia; các nhà Kinh tế nghiên cứu về quản lý nền sản xuất xã hội... Như vậy quản lý là một khái niệm rộng bao gồm nhiều lĩnh vực. Chính vì vậy, khi đưa ra các khái niệm quản lý, các tác giả thường gắn với các loại hình quản lý cụ thể hoặc phụ thuộc nhiều vào lĩnh vực hoạt động hay nghiên cứu của mình. Có rất nhiều cách tiếp cận khác nhau về khái niệm quản lý, chúng tôi đưa ra một vài khái niệm sau đây của một số nhà khoa học nghiên cứu chuyên sâu về khoa học quản lý. Frederick Winslow Taylor (1856-1915) là người sáng lập ra thuyết quản lý theo khoa học. Theo ông thì: “Quản lý là biết được chính xác điều bạn muốn người khác làm, và sau đó hiểu được rằng đã hoàn thành công việc một cách tốt nhất và rẻ nhất” [14, tr.89]. Henry Fayol (1845-1925), cha đẻ của thuyết quản lý hành chính, cho rằng: “Quản lý hành chính là dự đoán và lập kế hoạch, tổ chức điều khiển, phối hợp và kiểm tra” [14, tr.103]. Trong định nghĩa này, ông đã nêu ra được năm chức năng cơ bản của quản lý. 10 Harold Koontz, được coi là người tiên phong của lý luận quản lý hiện đại, viết: “Quản lý là một hoạt động thiết yếu, nó đảm bảo phối hợp những nỗ lực cá nhân nhằm đạt được các mục đích của nhóm. Mục tiêu của mọi cá thể đạt được mục đích của nhóm với thời gian, tiền bạc, vật chất và sự bất mãn của cá nhân ít nhất” [27, tr.29]. GS.TS Nguyễn Thị Mỹ Lộc và TS Nguyễn Quốc Chí viết trong tài liệu giảng dạy cho học viên cao học ngành Quản lý giáo dục: “Quản lý là quá trình đạt đến mục tiêu của tổ chức bằng cách vận dụng các hoạt động (chức năng) kế hoạch hoá, tổ chức, chỉ đạo (lãnh đạo) và kiểm tra”, hoặc “Hoạt động quản lý là tác động có định hướng, có mục đích của chủ thể quản lý (người quản lý) đến khách thể quản lý (người bị quản lý) - trong một tổ chức - nhằm làm cho tổ chức vận hành và đạt được mục đích của tổ chức” . Theo GS Đặng Vũ Hoạt và GS Hà Thế Ngữ: “Quản lý là một quá trình định hướng, quá trình có mục tiêu. Quản lý một hệ thống là một quá trình tác động đến hệ thống nhằm đạt được những mục tiêu nhất định. Những mục tiêu này đặc trưng cho trạng thái mới của hệ thống mà người quản lý mong muốn” [24, tr.15]. “Quản lý là tác động có mục đích, có kế hoạch của chủ thể quản lý đến tập thể những người lao động nhằm thực hiện được mục tiêu dự kiến” [42, tr.8] “Quản lý là một hệ thống tác động khoa học nghệ thuật vào từng thành tố của hệ thống bằng phương pháp thích hợp nhằm đạt được các mục tiêu đề ra của hệ thống và từng thành tố của hệ thống” [40, tr.18]. Từ những định nghĩa điển hình đã nêu trên có thể khái quát: Quản lý một đơn vị (cơ sở giáo dục...) với tư cách là một hệ thống xã hội là một khoa học, một nghệ thuật tác động vào hệ thống, vào từng thành phần của hệ thống bằng các phương pháp thích hợp nhẳm đạt được các mục tiêu đề ra trong quá trình hoạt động. Quản lý bao giờ cũng hướng đích: có mục tiêu, có tổ chức, có các tác động tương ứng, phù hợp nhằm hướng dẫn, điều khiển những đối tượng quản lý để đạt tới những mục tiêu định sẵn. 11 Quản lý bao giờ cũng tồn tại với tư cách là một hệ thống, gồm: Chủ thể quản lý; khách thể quản lý; cơ chế quản lý; mục tiêu chung. Quản lý tạo ra mối quan hệ hữu cơ giữa chủ thể quản lý và khách thể quản lý. Quản lý có phạm vi tác động lên khách thể rất rộng, do đó ngày nay nó được xem là nhân tố quan trọng nhất trong năm nhân tố quyết định thành công của quá trình phát triển kinh tế - xã hội (Vốn, nguồn lực lao động, khoa học và kỹ thuật, tài nguyên và chất xám quản lý). Như vậy, ta có thể hiểu quản lý một cách khái quát: quản lý là một quá trình tác động có định hướng, có mục đích của chủ thể quản lý lên đối tượng quản lý thông qua các cơ chế quản lý, nhằm sử dụng có hiệu quả cao nhất các nguồn lực để hệ ổn định, phát triển đạt được mục đích đã đề ra. 1.2.2. Chức năng của quản lý Chức năng quản lý gắn liền với sự xuất hiện và tiến bộ của phân công hợp tác lao động trong một quá trình sản xuất của một tập thể người lao động. Chức năng quản lý là một dạng hoạt động quản lý, thông qua đó chủ thể quản lý tác động vào khách thể quản lý nhằm thực hiện một mục tiêu nhất định. Chức năng quản lý là tập hợp các nhiệm vụ khác nhau mà chủ thể quản lý phải tiến hành trong quá trình quản lý. Chức năng có vị trí quan trọng trong quá trình điều hành công việc. Chức năng quản lý khác với chức năng của cơ quan quản lý, chức năng của từng CBQL. Chức năng quản lý do khách thể quản lý qui định, là điểm xuất phát để xác định chức năng của cơ quan quản lý và CBQL. Trong hoạt động quản lý, người quản lý phải thực hiện một dãy các chức năng quản lý, bởi mỗi chức năng quản lý có những nhiệm vụ cụ thể. Tất cả các chức năng quản lý gắn bó qua lại và quy định lẫn nhau. Chúng phản ánh lô-gíc bên trong của sự phát triển của hệ quản lý. Để thực hiện nhiệm vụ của tổ chức, dù là nhiệm vụ trước mắt hay nhiệm vụ lâu dài, người quản lý phải bắt đầu từ việc xác định cái đích cần đạt tới, từ đó từng bước thực hiện nhiệm vụ của các chức năng quản lý. Từ việc xây dựng kế hoạch đến việc kiểm tra đánh giá rút kinh nghiệm. 12 Các nhà nghiên cứu về quản lý đã đưa ra nhiều đề xuất về nội dung của chức năng quản lý. Có rất nhiều ý kiến khác nhau, tuy nhiên có những quan điểm chủ đạo sau đây: * Theo F.W. Taylo và Henri Fayol thì quản lý có 5 chức năng cơ bản sau đây: 1. Kế hoạch hoá; 2. Tổ chức thực hiện; 3. Ra lệnh (chỉ huy); 4. Phối hợp; 5. Kiểm tra. * Theo D.M. Kruk, quản lý cũng có 5 chức năng sau: 1. Kế hoạch hoá; 2. Tổ chức thực hiện; 3. Phối hợp; 4. Chỉ đạo; 5. Kiểm tra. * Theo tài liệu tập huấn CBQL giáo dục của UNESCO thì quản lý có 7 chức năng: 1. Kế hoạch hoá; 2. Tổ chức; 3. Bố trí biên chế; 4. Chỉ đạo; 5. Phối hợp; 6. Tổng kết; 7. Quyết toán ngân sách. Trong thời gian gần đây các nhà khoa học thu gọn lại còn 4 chức năng cơ bản sau đây: 1. Kế hoạch hoá: Là quá trình xác định các mục tiêu, mục đích, thành tựu tương lai của tổ chức. Quyết định những con đường, biện pháp, cách thức tốt nhất để đạt được mục tiêu, mục đích đó. 2. Tổ chức: Khi người quản lý đã lập xong kế hoạch, họ cần phải chuyển hoá những ý tưởng khá trừu tượng ấy thành hiện thực. Xét về mặt chức năng quản lý, tổ chức là quá trình hình thành cấu trúc các quan hệ giữa các thành viên, giữa các bộ phận trong một tổ chức nhằm làm cho họ thực hiện thành công các kế hoạch và đạt được mục tiêu tổng thể của tổ chức. Quá trình tổ chức sẽ lôi cuốn việc hình thành, xây dựng các bộ phận cùng các công việc của chúng. Và sau đó là vấn đề nhân sự, cán bộ sẽ nối tiếp ngay sau khi các chức năng kế hoạch hoá và tổ chức. 3. Chỉ đạo: Liên hệ, liên kết các thành viên trong tổ chức và động viên họ hoàn thành những nhiệm vụ nhất định để đạt được mục tiêu của tổ chức. 13

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét