Thứ Bảy, 2 tháng 4, 2016

Biện pháp quản lý dạy học tiếng Anh tại các trường THPT huyện Thủy Nguyên Hải Phòng

bởi bản chất hoạt động sư phạm của người GV, bản chất của quá trình DH, giáo dục trong đó mọi thành viên của nhà trường vừa là đối tượng quản lý vừa là chủ thể hoạt động của bản thân mình. Sản phẩm tạo ra của nhà trường là nhân cách của người học được hình thành trong quá trình học tập, tu dưỡng và rèn luyện theo yêu cầu của xã hội và được xã hội thừa nhận. Mục đích của quản lý nhà trường: là đưa nhà trường từ trạng thái đang phát triền lên một trạng thái phát triển mới bằng phương thức xây dựng và phát triển mạnh mẽ các nguồn lực giáo dục và hướng các nguồn lực đó vào việc phục vụ cho việc nâng cao chất lượng giáo dục. Nội dung công tác quản lý giáo dục trong nhà trường bao gồm: + Quản lý toàn bộ cơ sở vât chất và thiết bị nhà trường nhằm phục vụ tốt nhất cho việc giảng dạy, học tập và giáo dục HS. + Quản lý tốt nguồn tài chính hiện có của nhà trường theo đúng nguyên tắc quản lý tài chính của nhà nước đồng thời thực hiện xã hội hóa giáo dục, động viên, thu hút các nguồn tài chính khác nhằm xây dựng cơ sở vật chất, mua sắm trang thiết bị phục vụ các hoạt động giáo dục và DH. + Quản lý đội ngũ các thầy giáo , cán bộ công nhân viên và tập thể HS thực hiện tốt các nhiệm vụ trong trương chình công tác của nhà trường. + Quản lý tốt các hoạt động chuyên môn theo trương trình giáo dục của Bộ GD và nhà trường Thực hiện nghiêm túc chương trình, đổi mới phương pháp giáo dục, đổi mới phương pháp giảng dạy, nâng cao chất lượng DH. + Quản lý tốt việc học tập của HS . Quản lý HS bao hàm cả quản lý thời gian và chất lượng học tập, quản lý tinh thần và thái độ và phương pháp học tập. + Quản lý việc kiểm tra và đánh giá . + Quản lý việc chăm lo đến đời sống vật chất và tinh thần của tập thể GV, công nhân viên của nhà trường [11, tr.11]. 10 Quản lý nhà trường là phải quản lý toàn diện nhằm hoàn thiện và phát triển nhân cách của thế hệ trẻ một cách hợp lý, khoa học và hiệu quả. Thành công hay thất bại của nhiệm vụ đổi mới nâng cao hiệu quả giáo dục trong nhà trường phụ thuộc rất lớn vào điều kiện cụ thể của nhà trường. Vì vậy muốn thực hiện có hiệu quả công tác giáo dục người quản lý phải xem xét đến những điều kiện đặc thù của nhà trường, phải chú trọng tới việc đổi mới công tác quản lý giáo dục để quản lý có hiệu quả các hoạt động trong nhà trường. 1.1.3. Quản lý hoạt động dạy – học 1.1.3.1. Hoạt động dạy-học * Khái niệm hoạt động dạy - học “Dạy học là một chức năng xã hội, nhằm truyền đạt và lĩnh hội kiến thức, kinh nghiệm xã hội đã tích lũy được, nhằm biến kiến thức, kinh nghiệm xã hội thành phẩm chất và năng lực cá nhân”[4, tr.18]. “Quá trình DH là một hệ toàn vẹn bao gồm hoạt động dạy và hoạt động học. Hai hoạt động này luôn tương tác với nhau, thâm nhập vào nhau sinh thành ra nhau. Sự tương tác này giữa dạy và học mang tính chất cộng tác, trong đó hoạt động dạy giữ vai trò chủ đạo”[12, tr.52]. Có thể khái quát dạy học gồm hai hoạt động, đó là hoạt động dạy của thày và hoạt động học của trò. Hai hoạt động này có mối quan hệ biện chứng với nhau. - Giữa dạy với học. - Giữa truyền đạt với điều khiển trong dạy. - Giữa lĩnh hội và với tự điều khiển trong học. Hoạt động dạy: Dạy là điều khiển quá trình trò chiếm lĩnh khái niệm khoa học, bằng cách đó phát triển, hình thành nhần cách trò. Dạy có hai chức năng: truyền đạt thông tin dạng học và điều khiển hoạt động DH. Hoạt động DH giúp trò lĩnh hội tri thức, hình thành và phát triển nhân cách. Vai trò chủ đạo của hoạt động dạy được biểu hiện với ý nghĩa là tổ chức và điều khiển hoạt động học của trò, giúp trò nắm được kiến thức, hình thanh 11 kĩ năng, thái độ. Hoạt động dạy có chức năng kép là truyền đạt và điều khiển. Nội dung, chương trình DH theo một quy định bắt buộc và được thống nhất trong mỗi cấp học. Để đạt được mục đích, người dạy và người học đều phải phát huy các yếu tố chủ quan của cá nhân (phẩm chất và năng lực của người dạy và người học) để xác định nội dung, lựa chọn phương pháp, tìm kiếm các hình thức, các phương tiện dạy – học phù hợp. Hoạt động học: Học là quá trình trong đó dưới sự định hướng của người dạy, người học tự giác, tích cực, độc lập, tiếp thu tri thức, kinh nghiệm từ môi trường xung quanh bằng các thao tác trí tuệ và chân tay nhằm hình thành cấu trúc tâm lý mới để biến đổi nhân cách của mình theo hướng ngày càng hoàn thiện. Cũng như hoạt động dạy, hoạt động học có hai chức năng kép là lĩnh hội và tự điều khiển. Nội dung của hoạt động học bao gồm toàn bộ hệ thống khái niệm của môn học, bằng phương pháp đặc trưng của môn học, của khoa học đó, vói phương pháp nhận thức độc đáo, phương pháp chiếm lĩnh khoa học để biến tri thức của nhân loại thành học vấn của bản thân. Nhưng để học đạt được hiệu quả và tránh được những sai lầm thì học phải có sự hướng dẫn, tổ chức, chỉ đạo của thày. Như vậy học cần phải diễn ra trong mối quan hệ thống nhất biện chứng với hoạt động dạy của thày, mối quan hệ này có thể diễn ra trực tiếp hoặc gián tiếp tùy theo mức độ tự lực của người học, để đạt được mục đích cuối cùng của người học, đó là: - Nắm vững tri thức khoa học - Phát triển tư duy và năng lực hoạt động - Hình thành thái độ, đạo đức và nhân cách, lý tưởng sống * Mối quan hệ giữa hoạt động dạy – học Hoạt động dạy – học mang tính chất hai chiều, gồm hoạt động dạy và hoạt động học, đó là hai mặt của một quá trình luôn tác động qua lại và bổ sung cho nhau, phối hợp chặt chẽ thống nhất với nhau giữa người dạy và người học. Hoạt động dạy – học diễn ra trong những điều kiện xác định, trong 12 đó đóng vai trò chủ động, tích cực, tự giác và sáng tạo, nhằm đạt hiệu quả theo mục tiêu giáo dục đã xác định. Trong quá trình DH, quan hệ giữa thày và trò là vấn đề rất quan trọng và phức tạp. Thày giáo là người điều khiển quá trình DH nhưng trò là chủ thể nhận thức cũng như điều khiển hoạt động nhận thức của mình. Quá trình điều khiển của thày có mang lại hiệu quả hay không lại phụ thuộc rất nhiều vào sự tiếp nhận của trò. Thày giáo phải luôn hướng đến tư tưởng “DH lấy tâm làm trung tâm”. Như vậy, nguyên tác “phát huy tính tự giác, tích cực, độc lập của trò dưới sự chỉ đạo của thày” đang là trung tâm chú ý của các nhà giáo dục hiện nay. Bản chất của quá trình DH: là sự thống nhất biện chứng của dạy và học, được thể hiện trong và bằng sự tương tác có tính chất cộng đồng và hợp tác giữa dạy và học tuân theo logic khách quan của nội dung DH. “Chỉ trong sự tác động qua lại giữa thày và trò thì mới xuất hiện bản thân quá trình dạy – học. Sự phá vỡ mối liên hệ tác động qua lại giữa dạy và học sẽ làm mất đi sự toàn vẹn đó” [12 ,Tr.23]. Sơ đồ 1.1: Quá trình dạy học KHÁI NIỆM DẠY HỌC KHÁI NIỆM DẠY HỌC DẠY HỌC Truyền đạt Lĩnh hội Điều khiển Tự điền khiển Hoạt động DH là hoạt động trung tâm chi phối tất cả các hoạt động khác trong nhà trường. Hoạt động DH làm cho HS nắm vững tri thức khoa học một 13 cách có hệ thống cơ bản, có những kỹ năng, kỹ xảo cần thiết trong học tập, lao động và đời sống. Hoạt động này làm phát triển tư duy độc lập sáng tạo, hình thành những năng lực cơ bản về nhận thức và hành động của HS, hình thành ở HS thế giới quan khoa học, lòng yêu tổ quốc, yêu CNXH, đó chính là động cơ học tập trong nhà trường và định hướng hoạt động của HS. Vì vậy, có thể nói hoạt động DH trong nhà trường đã tô đậm chức năng xã hội của nhà trường, đặc trưng nhiệm vụ của nhà trường và là hoạt động giáo dục trung tâm, là cơ sở khoa học của các hoạt động giáo dục khác trong nhà trường. 1.1.3.2. Quản lý hoạt động dạy học DH và giáo dục trong sự thống nhất là hoạt động trung tâm của nhà trường. Mọi hoạt động đa dạng và phức tạp của nhà trường đều hướng vào hoạt động trung tâm đó. Vì vậy trọng tâm của việc quản lý trường học là quản lý hoạt động DH và giáo dục. Đó chính là quản lý hoạt động lao động sư phạm của người thày và hoạt động học tập, rèn luyện của thày trò được diễn ra chủ yếu trong hoạt động DH. Quản lý hoạt động DH là quản lý một quá trình xã hội, một quá trình sư phạm đặc thù, nó tồn tại như là một hệ thống, bao gồm nhiều thành tố cấu trúc như: Mục đích và nhiệm vụ DH, nội dung DH, phương pháp DH và phương tiện DH, thày với hoạt động dạy, trò với hoạt động học tập và kiểm tra - đánh giá kết quả DH để điều chỉnh cho hiệu quả ngày càng tốt hơn. Quản lý hoạt động DH là phải tổ chức thực hiện các nhiệm vụ cơ bản sau đây: - Cụ thể hóa mục tiêu DH qua các nhiệm vụ DH nhằm nâng cao tri thức, kỹ năng, bồi dưỡng thái độ và hình thành phát triển những năng lực, phẩm chất tốt đẹp cho người học. - Quản lý việc xây dựng và thực hiện nội dung DH. Nội dung DH phải đảm bảo bao gồm hệ thống những tri thức, kỹ năng, kỹ xảo mà người học cần phải nắm vững trong quá trình DH. 14 - Quản lý hoạt động giảng dạy của GV (Biên soạn giáo trình, giáo án, chuẩn bị đồ dùng DH, lên lớp, kiểm tra HS học tập). - Quản lý hoạt động học tập của HS (nề nếp, thái độ, kết quả học tập). - Quản lý cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ cho hoạt động DH. *Quản lý hoạt động dạy Hoạt động dạy của thày là hoạt động chủ đạo trong quá trình DH, quản lý hoạt động này bao gồm: Quản lý việc thực hiện chương trình DH, quản lý việc soạn bài và chuẩn bị lên lớp, quản lý giờ lên lớp của GV, quản lý việc dự giờ và phân tích bài học sư phạm, quản lý hoạt động kiểm tra đánh giá kết quả học tập của HS. Trong quá trình GD & ĐT, GV vừa là đối tượng quản lý, vừa là chủ thể quản lý của hoạt động giảng dạy. Quản lý hoạt động giảng dạy bao gồm một số nội dung quản lý cơ bản: - Quản lý việc thực hiện chương trình giảng dạy (nọi dung, tiến trình). - Quản lý giờ lên lớp và vận dụng PP, sử dụng phương tiện dạy học. Hình thức dạy và học trên lớp hiện nay vẫn được coi là một trong các hình thức cơ bản và chủ yeus của quá trình dạy học. Vì vậy chất lượng của hoạt động dạy học phụ thuộc rất lớn vào chất lượng của các giờ lên lớp của thày. - Quản lý việc thực hiện quy chế kiểm tra, đánh giá chất lượng. Kiểm tra đánh giá là khâu quan trọng và không thể thiếu trong hoạt động dạy học. Kiểm tra đánh giá kết quả học tập của trò là quá trình thu thập và xử lý thông tin về trình độ và khả năng thực hiện nhiệm vụ học tập của người học, trên cơ sở đó đề ra những biện pháp phù hợp giúp họ học tập tiến bộ. - Quản lý hồ sơ chuyên môn của các GV: là phương tiện giúp người quản lý nắm chắc được tình hình thực hiện nhiệm chuyên môn của các GV là một trong những cơ sở pháp lý đánh giá việc thực hiện nề nếp chuyên môn của họ. Những hồ sơ cơ bản cần phải có của mỗi GV gồm: - Chương trình những phân môn được phân công giảng dạy - Kế hoạch năm học: kế hoạch hoạt động chuyên môn chung của GV. 15

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét