Thứ Sáu, 8 tháng 4, 2016

Phát triển độ ngũ cán bộ quản lý trường Trung học phổ thông tỉnh Thái Bình trong giai đoạn hiện nay

triển đội ngũ CBQL trƣờng THPT. 7.2. Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn 7. 2.1. Phương pháp điều tra viết Sử dụng phiếu trƣng cầu ý kiến để tìm hiểu, khảo sát nhằm thu thập những thông tin cần thiết về thực trạng đội ngũ CBQL các trƣờng THPT và công tác phát triển đội ngũ CBQL ở các trƣờng THPT tỉnh Thái Bình. Từ đó phân tích tổng hợp, đánh giá thực trạng vấn đề nghiên cứu. 7.2.2. Phương pháp phỏng vấn: Trực tiếp tiếp xúc với CBQL và giáo viên các trƣờng thông qua một số câu hỏi để tìm hiểu về trình độ, năng lực của CBQL các trƣờng THPT tỉnh Thái Bình 7.2.3. Phương pháp quan sát: Quan sát các hoạt động QL giáo dục ở các trƣờng THPT tỉnh Thái Bình với các hình thức: - Quan sát không tham dự: Lập phiếu hỏi - Quan sát có tham dự: Tham quan cơ sở vật chất, trang thiết bị nhà trƣờng; dự các buổi sinh hoạt chuyên môn, họp hội đồng nhà trƣờng, nghiên cứu sản phẩm của các CBQL (kế hoạch, các văn bản chỉ đạo, tổ chức thực hiện nhiệm vụ QL trong nhà trƣờng THPT…) 7.2.4. Phương pháp chuyên gia: Dùng phiếu trƣng cầu ý kiến để xin ý kiến các chuyên gia để khảo nghiệm tính cần thiết và khả thi của biện pháp đề xuất trong đề tài. 7.3. Nhóm phương pháp thống kê toán học: Sử dụng một số công thức toán học nhƣ tính tỷ lệ phần trăm, tính hệ số tƣơng quan… để thống kê số lƣợng, chất lƣợng về đội ngũ CBQL, GV, kết quả học tập của HS trƣờng THPT và xử lý số liệu , định lƣợng kết quả nghiên cứu nhằm đƣa ra những kết luận phục vụ công tác nghiên cứu. 8. Đóng góp mới của đề tài. 8.1. Góp phần làm sáng tỏ cơ sở lý luận và thực trạng của vấn đề phát triển đội ngũ CBQL trường THPT. 8.2. Đề xuất một số biện pháp nhằm phát triển đội ngũ CBQL trường THPT ở tỉnh Thái Bình để đáp ứng với nhu cầu phát triển Giáo dục và Đào tạo trong giai đoạn hiện nay. 9. Cấu trúc luận văn  Phần mở đầu  Chƣơng 1: Khái quát cơ sở lý luận về vấn đề phát triển đội ngũ CBQL trƣờng THPT  Chƣơng 2: Thực trạng công tác phát triển đội ngũ cán bộ quản lý trƣờng THPT tỉnh Thái Bình .  Chƣơng 3: Đề xuất “Các biện pháp phát triển đội ngũ CBQL trƣờng THPT tỉnh Thái Bình đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục trong giai đoạn hiện nay”.  Kết luận và khuyến nghị  Danh mục tài liệu tham khảo  Phụ lục CHƢƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÁT TRIỂN ĐỘI NGŨ CÁN BỘ QUẢN LÝ TRƢỜNG THPT 1.1. Tổng quan vấn đề nghiên cứu Quản lý là một thuộc tính bất biến, nội tại của mọi quá trình lao động xã hội. C.Mác đã viết trong bộ Tƣ bản: “Bất cứ lao động xã hội hay cộng đồng trực tiếp nào, đƣợc thể hiện ở qui mô tƣơng đối lớn đều cần đến một chừng mực nhất định của sự quản lý, quản lý xác lập sự tƣơng hợp giữa các công việc cá thể và hoàn thành các chức năng chung xuất hiện trong toàn bộ cơ thể sản xuất, khác với các bộ phận riêng rẽ của nó”. C. Mác đã định nghĩa quản lý nhƣ là “lao động để điều khiển lao động” Nhƣ vậy, quản lý hay điều khiển lao động là điều kiện quan trọng nhất để làm cho xã hội loài ngƣời hình thành, vận hành và phát triển. Lao động xã hội và quản lý là không thể tách rời nhau đƣợc. Lao động quản lý là một dạng đặc biệt của lao động, tham gia vào quá trình lao động trong xã hội để hoàn thành chức năng quản lý cần thiết cho quá trình đó. Lao động quản lý là loại lao động trí óc diễn ra theo qui trình: quyết định - tổ chức thực hiện quyết định kiểm tra - điều chỉnh - tổng kết. Khoa học quản lý giáo dục ở nƣớc ta còn là một ngành khoa học mới nhƣng đƣợc quan tâm đặc biệt nên phát triển nhanh cả về lý luận và thực tiễn. Các công trình nghiên cứu, các bài viết của tác giả Nguyễn Quốc Chí, tác giả Nguyễn Thị Mỹ Lộc, tác giả Đặng Quốc Bảo, tác giả Đặng Xuân Hải, tác giả Trần Khánh Đức và một số tác giả khác về công tác quản lý giáo dục đã thật sự góp phần không nhỏ trong sự nghiệp phát triển nền giáo dục nƣớc nhà. Trong quá trình xây dựng đất nƣớc, Đảng ta luôn quan tâm đến sự nghiệp giáo dục, trong đó chú trọng việc xây dựng và phát triển đội ngũ CBQL. Điều đó đƣợc thể hiện qua Chủ trƣơng chính sách, hệ thống văn bản pháp luật. Bộ Giáo dục và Đào tạo cũng đã xây dựng hệ thống văn bản làm cơ sở cho việc xây dựng đội ngũ CBQL giáo dục nói chung và trƣờng THPT nói riêng. Những năm gần đây, một số học viên đã chọn đề tài nghiên cứu thuộc lĩnh vực quản lý nguồn nhân lực trong lĩnh vực giáo dục làm luận văn tốt nghiệp: Tại trƣờng ĐHGD - ĐHQG Hà Nội: Ngô Thị Kiều Oanh chọn đề tài “Những giải pháp phát triển đội ngũ CBQL phòng, ban của trƣờng Đại học KHXH & Nhân văn - Đại học QGHN trong giai đoạn hiện nay” ( năm 2007), Đoàn Mạnh Cƣơng chọn đề tài “Biện pháp quản lý, phát triển đội ngũ CBQL trƣờng Cao đẳng du lịch Hà Nội” ( Năm 2007), Trần Hải Bằng chọn đề tài “Phát triển dội ngũ CBQL trƣờng Tiểu học Trực Ninh - Nam Định trong giai đoạn hiện nay” (Năm 2010). Tại Trƣờng Đại học Sƣ phạm Hà Nội trong một số luận văn thạc sĩ chuyên ngành QLGD có những tác giả nghiên cứu cùng hƣớng với đề tài nhƣ: Nguyễn Thế Long (2005), Phùng Quang Thơm (2005), Nguyễn Xuân Trƣờng (2006), Nguyễn Hữu Chƣơng (2006), Lê Diên Phƣơng (2007), Nguyễn Bích Ngân (2007). Các công trình nghiên cứu trên đây, cơ bản giải quyết những vấn đề lý luận cũng nhƣ thực tiễn về xây dựng và phát triển đội ngũ CBQL trƣờng học ở một số địa phƣơng. Tuy nhiên, vấn đề phát triển đội ngũ CBQL các trƣờng THPT tỉnh Thái Bình thì chƣa có tác giả nào đề cập nghiên cứu. Xuất phát từ những cơ sở lí luận và thực trạng đội ngũ CBQL trƣờng THPT, thực trạng công tác phát triển đội ngũ CBQL trƣờng THPT của Sở giáo dục và Đào tạo Thái Bình cũng nhƣ lịch sử nghiên cứu vấn đề, chúng tôi chọn đề tài “Phát triển đội ngũ cán bộ quản lý các trường trung học phổ thông tỉnhThái Bình ” để nghiên cứu. 1.2. Một số khái niệm cơ bản của đề tài 1.2.1 Quản lý Ngay từ khi con ngƣời bắt đầu hình thành các nhóm, để thực hiện mục tiêu mà họ không thể đạt đƣợc với tƣ cách cá nhân riêng lẻ, thì cách QL đã là một yếu tố cần thiết để đảm bảo sự phối hợp của những cá nhân. Vì chúng ta ngày càng dựa vào sự nỗ lực chung, nhiều nhóm có tổ chức trở nên rộng lớn hơn, cho nên nhiệm vụ QL ngày càng quan trọng. Hoạt động QL bắt nguồn từ sự phân công lao động, mục đích của hoạt động quản lý nhằm tăng năng suất lao động, cải tạo cuộc sống. Để đạt đƣợc mục tiêu trên cơ sở kết hợp các yếu tố con ngƣời, phƣơng tiện... thì cần có sự tổ chức và điều hành chung, đó chính là quá trình quản lý. Hiện nay vẫn còn tồn tại khá nhiều những khái niệm, định nghĩa về quản lý. - Trong tác phẩm “Những vấn đề cốt yếu của quản lý”, tác giả ngƣời Mỹ H.Kootz đã đƣa ra khái niệm “Quản lý là một hoạt động thiết yếu, nó đảm bảo phối hợp những nỗ lực cá nhân nhằm đạt đƣợc mục đích của tổ chức. Mục đích của mọi nhà quản lý là nhằm hình thành một môi trƣờng mà trong đó con ngƣời có thể đạt đƣợc các mục đích của mình với thời gian, tiền bạc, vật chất và sự bất mãn cá nhân ít nhất” . - Frederick Winslow Taylo thì cho rằng: “Quản lý là biết chính xác điều bạn muốn ngƣời khác làm và sau đó thấy rằng họ đã hoàn thành công việc một cách tốt nhất và rẻ nhất”. Nhiều nhà nghiên cứu Việt Nam đã đƣa ra các khái niệm quản lý: Các tác giả Nguyễn Quốc Chí và Nguyễn Thị Mỹ Lộc cho rằng: “Hoạt động quản lý là tác động có định hƣớng, có chủ đích của chủ thể quản lý (người quản lý) đến khách thể quản lý ( người bị quản lý) trong một tổ chức nhằm làm cho tổ chức vận hành và đạt đƣợc mục đích đề ra” Trong cuốn “Khoa học tổ chức và quản lý” của các tác giả: Đặng Quốc Bảo, Nguyễn Văn Bình, Nguyễn Quốc Chí cho rằng: “Hoạt động quản lý nhằm làm cho hệ thống vận động theo mục đích đặt ra, tiến đến trạng thái có chất lƣợng mới” Tác giả Đặng Quốc Bảo tổng thuật: Quản lý thực chất là “Nắm” và “Buông”. Trong “Nắm” có “Buông”, trong “Buông” có “Nắm”. Muốn “Nắm” thì phải “Buông”, “Buông” để “Nắm”, chỉ nắm cái gì cần nắm, chỉ buông cái gì cần buông. Tuy có nhiều định nghĩa khác nhau, song có thể khái quát: Quản lý là những tác động có tổ chức, có định hướng của chủ thể quản lý đến đối tượng quản lý nhằm bảo đảm cho sự vận động, phát triển của hệ thống phù hợp với quy luật khách quan, trong đó sử dụng và khai thác có hiệu quả nhất các tiềm năng, các cơ hội để đạt được mục tiêu đã xác định theo ý chí của chủ thể quản lý. Nhƣ vậy quản lý vừa là khoa học vừa là nghệ thuật; là khoa học vì nó là những tri thức đƣợc hệ thống hoá và là đối tƣợng nghiên cứu khách quan đặc biệt. Quản lý là khoa học nghiên cứu, lý giải các mối quan hệ, đặc biệt là mối quan hệ giữa chủ thể và khách thể quảnlý. Là nghệ thuật bởi nó là hoạt động đặc biệt đòi hỏi sự khéo léo, tinh tế và vận dụng linh hoạt trong việc sử dụng những kinh nghiệm đã quan sát đƣợc, những tri thức đã đƣợc đúc kết nhằm tác động một cách có hiệu quả nhất tới khách thể quản lý. Quản lý thể hiện việc tổ chức, điều hành, tập hợp con ngƣời, công cụ, phƣơng tiện, tài chính…để kết hợp các yếu tố đó với nhau nhằm đạt đƣợc mục tiêu định trƣớc. Chủ thể muốn kết hợp đƣợc các hoạt động của đối tƣợng theo một định hƣớng của quản lý thì phải tạo ra đƣợc “quyền uy” buộc đối tƣợng phải tuân thủ và tuân thủ một cách tự giác. Chức năng quản lý: Chức năng QL là nội dung, phƣơng thức hoạt động cơ bản mà nhờ nó chủ thể QL tác động đến đối tƣợng QL thông qua quá trình QL nhằm thực hiện mục tiêu QL. Các công trình nghiên cứu về khoa học QL tuy chƣa thật đồng nhất nhƣng về cơ bản các nhà khoa học đều khẳng định 4 chức năng QL cơ bản đó là: Chức năng kế hoạch hoá, chức năng tổ chức, chức năng chỉ đạo điều hành và chức năng kiểm tra đánh giá.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét