Thứ Ba, 5 tháng 4, 2016

Biện pháp quản lý hoạt động dạy - học môn Tiếng Anh tại trường Trung học phổ thông Thủy Sơn Thành phố Hải Phòng

CHƢƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÍ HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC MÔN TIẾNG ANH Ở TRƢỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG 1.1. Vài nét về lịch sử nghiên cứu vấn đề Hiện nay với sự phát triển mạnh mẽ của xu hướng toàn cầu hoá thì vai trò của Tiếng Anh ngày càng được khẳng định. Trong bậc học THPT, việc dạy và học môn Tiếng Anh như thế nào nhằm đảm bảo mục tiêu hội nhập quốc tế đã được đề cập đến trong quá trình thực hiện đổi mới chương trình, sách giáo khoa từ năm học 2005- 2006. Bộ giáo dục đã ban hành nhiều văn bản và tài liệu hướng dẫn, tổ chức các hội thảo ở nhiều cấp độ về đảm bảo chất lượng môn ngoại ngữ trong nhà trường THPT, nâng cao hiệu quả dạy học môn Tiếng Anh, đổi mới phương pháp giảng dạy... Vấn đề kinh nghiệm dạy học ngoại ngữ ở một số nước trên thế giới và trong khu vực trong đó có công tác quản lý đã được đề cập đến khá chi tiết trong “Đề án dạy và học ngoại ngữ trong hệ thống giáo dục quốc dân giai đoạn 2008-2020”. Hà Nội, 2008. Có thể kể đến một số công trình tiêu biểu như: “Teaching English Cambridge University Press, 1995” của Adrian Doff; “Những vấn đề cơ bản về dạy học ngoại ngữ” , NXB ĐHQG Hà Nội, 2005. Ở Việt nam, có nhiều công trình nghiên cứu về vai trò của công tác quản lý nhằm nâng cao chất lượng dạy học trong nhà trường THPT. Tiếng Anh không đứng tách rời các môn học khác nên phần lớn các biện pháp quản lý dạy học nói chung đều có thể áp dụng được khi nghiên cứu biện pháp quản lý hoạt động dạy -học môn Tiếng Anh. Có thể đề cập đến các công trình nghiên cứu sau: Nguyễn Trọng Hậu. Đại cương khoa học quản lý giáo dục, Bài giảng cho cao học quản lý giáo dục, Hà Nội, 2009; Nguyễn Quốc Chí Nguyễn Thị Mỹ Lộc. Đại cương khoa học quản lý, 2010; Trần Khánh Đức, Quản lý và kiểm định chất lượng đào tạo nhân lực theo ISO & TQM , 2004; Đặng 5 Quốc bảo. Những vấn đề về lãnh đạo – quản lý và sự vận dụng vào điều hành nhà trường, Bài giảng cho học viên cao học quản lý giáo dục, 2010... Nhiều đề tài luận văn thạc sỹ quản lý giáo dục đã nghiên cứu về các biện pháp quản lý hoạt động dạy- học trong nhà trường THPT. Liên quan trực tiếp đến đề tài tác giả đang nghiên cứu có một số công trình sau đây: Tuyển tập các bài báo khoa học Những vấn đề cơ bản về dạy học ngoại ngữ, 19952005; Nguyễn Thị Thu Phương. Các biện pháp quản lý quá trình đổi mới phương pháp dạy học Tiếng Anh tại các trường trung học phổ thông thành phố Hà Nội, Luận văn thạc sỹ quản lý giáo dục, 2007; Nguyễn Thị Bình. Các biện pháp quản lý hoạt động dạy học môn Tiếng Anh ở các trường trung học phổ thông quận Lê Chân thành phố Hải Phòng, Luân văn thạc sỹ quản lý giáo dục, 2009; Lê Vũ Huy. Biện pháp quản lý nâng cao chất lượng dạy học môn Tiếng Anh ở các trường trung học phổ thông huyện Bắc Sơn tỉnh Lạng Sơn, Luận Văn thạc sỹ quản lý giáo dục, 2010. Các công trình nghiên cứu trên đây đều đã đạt được những thành tựu nhất định về lý luận cũng như thực tiễn . Tuy nhiên việc áp kết quả nghiên cứu sẽ còn phụ thuộc phần lớn vào điều kiện thực tế của các nhà trường. Cho đến nay việc nghiên cứu các biện pháp quản lý hoạt động dạy- học môn Tiếng Anh ở trường THPT Thuỷ Sơn thành phố Hải Phòng chưa có ai thực hiện. Khi tác giả lựa chọn và tiến hành nghiên cứu đề tài này sẽ kế thừa những kết quả các công trình nghiên cứu đã đề cập tới và tiếp tục đề xuất một số giải pháp khả thi mới để quản lý hoạt động dạy- học môn Tiếng Anh tại trường THPT Thuỷ Sơn thành phố Hải Phòng. 1.2. Các khái niệm cơ bản của vấn đề nghiên cứu 1.2.1. Quản lý, biện pháp quản lý 1.2.1.1. Khái niệm quản lý Quản lý là một trong những loại hình lao động quan trọng nhất và lâu đời của con người. Nó phát triển không ngừng theo sự phát triển của xã hội. 6 Quản lý là một việc cần thiết cho tất cả các lĩnh vực của đời sống con người và là một nhân tố của sự phát triển xã hội. Lý luận về quản lý vì vậy được hình thành và phát triển qua các thời kỳ và trong các lý luận về chính trị, kinh tế xã hội. Tuy nhiên, chỉ mới gần đây người ta mới chú ý đến “chất khoa học” của quá trình quản lý và dần hình thành các “lý thuyết quản lý”. Từ khi F.W.Taylor phát biểu các nguyên lý về quản lý thì quản lý nhanh chóng phát triển thành một ngành khoa học. Bất cứ một tổ chức, một lĩnh vực nào, từ sự hoạt động của nền kinh tế quốc dân, hoạt động của một doanh nghiệp, một đơn vị hành chính sự nghiệp, đến một tập thể thu nhỏ như tổ sản xuất, tổ chuyên môn, bao giờ cũng có hai phân hệ: người quản lý và đối tượng bị quản lý. Có nhiều quan điểm khác nhau về quản lý tùy thuộc vào các cách tiếp cận, góc độ nghiên cứu và hoàn cảnh xã hội, kinh tế, chính trị. Có thể điểm qua một số lý thuyết đó như sau: K.Markx cho rằng: “Tất cả mọi lao động xã hội trực tiếp hay lao động chung nào tiến hành trên quy mô tương đối lớn, thì ít nhiều cũng cần đến một sự chỉ đạo để điều hòa những hoạt động cá nhân và thực hiệ những chức năng chung phát sinh từ sự vận động của toàn bộ cơ thể sản xuất khác với sự vận động của những khí quan độc lập của nó. Một người độc tấu vĩ cầm tự điều khiển lấy mình, còn một dàn nhạc thì cần phải có một nhạc trưởng”[ 23, tr.480] Như vậy K.Marx đã lột tả được bản chất quản lý là một hoạt động lao động để điều khiển lao động, một hoạt động tất yếu vô cùng quan trọng trong quá trình phát triển của xã hội loài người. Quản lý đã trở thành một hoạt động phổ biến, mọi nơi, mọi lúc, mọi lĩnh vực, mọi cấp độ và có liên quan đến mọi người. Đó là một loại hoạt động xã hội bắt nguồn từ tính chất cộng đồng dựa trên sự phân công và hợp tác để làm một công việc nhằm đạt một mục tiêu chung. Tác giả H. Knoontz cũng nhấn mạnh: “ Quản lý là một hoạt động thiết yếu, nó đảm bảo sự phối hợp những nỗ lực của các nhân nhằm đạt được mục đích của nhóm ( tổ chức ). Mục đích của mọi nhà quản lý là nhằm hình thành môi 7 trường mà trong đó con người có thể đạt được các mục đích của mình với thời gian, tiền bạc, vật chất và sự bất mãn cá nhân ít nhất” [ 17, tr 33 ]. Các tác giả Việt Nam cũng có nhiều công trình nghiên cứu về khoa học quản lý và khái niệm quản lý được giải trình từ nhiều góc độ. Theo tác giả Nguyễn Ngọc Quang: “Quản lý là tác động có mục đích, có kế hoạch của chủ thể quản lý đến tập thể những người lao động (nói chung là khách thể quản lý) nhằm thực hiện được những mục tiêu dự kiến” [25,tr.35]. Theo các tác giả Nguyễn Quốc Chí và Nguyễn Thị Mỹ Lộc thì “Hoạt động quản lý là tác động có định hướng, có chủ đích của chủ thể quản lý (người quản lý) đến khách thể quản lý ( người bị quản lý) trong một tổ chức nhằm cho tổ chức vận hành và đạt được mục đích của tổ chức” [8, Tr. 9]. Tác giả Phạm Văn Kha khẳng định: “ Quản lý là quá trình lập kế hoạch, tổ chức, lãnh đạo và kiểm tra công việc của các thành viên thuộc một hệ thống đơn vị và việc sử dụng các nguồn lực để đạt được các mục đích đã định”[21, Tr.6]. Có nhiều định nghĩa khác nhau về quản lý, song tựu chung các định nghĩa trên đều thống nhất: Quản lý luôn luôn tồn tại với tư cách là một hệ thống gồm các yếu tố: chủ thể quản lý (người quản lý, tổ chức quản lý); khách thể quản lý (người bị quản lý, đối tượng quản lý) gồm con người, trang thiết bị kỹ thuật, vật nuôi, cây trồng và mục đích hay mục tiêu chung của công tác quản lý do chủ thể quản lý áp đặt hay do yêu cầu khách quan của xã hội hoặc do có sự cam kết, thỏa thuận giữa chủ thể quản lý và khách thể quản lý, từ đó nảy sinh các mối quan hệ tương tác với nhau giữa chủ thể quản lý và khách thể quản lý. 1.2.1.2. Biên pháp quản lý Nghiên cứu về khoa học quản lý, tác giả Trần Quốc Thành nêu ra bốn biện pháp quản lý chính, đó là: Biện pháp thuyết phục, biện pháp hành chínhtổ chức, biện pháp kinh tế, biện pháp tâm lý - giáo dục. 8 Biện pháp thuyết phục: Là cách tác động của chủ thể quản lý vào đối tượng quản lý bằng lý lẽ làm cho họ nhận thức đúng đắn và tự nguyện thừa nhận các yêu cầu của nhà quản lý, từ đó có thái độ và hành vi phù hợp với các yêu cầu này. Đây là biện pháp cơ bản để giáo dục con người. Biện pháp thuyết phục gắn với tất cả các biên pháp quản lý khác và phải được người quản lý sử dụng trước tiên vì nhận thức là bước đi đầu tiên trong hoạt động của con người. Biện pháp hành chính- tổ chức : Là cách tác động của chủ thể quản lý vào đối tượng quản lý trên cơ sở quan hệ quyền lực tổ chức, quyền hạn hành chính. Cơ sở của biện pháp này là dựa vào quy luật của tổ chức, bởi lẽ bất cứ một hệ thống nào cũng có quan hệ tổ chức. Trong đó người ta sử dụng quyền uy và sự phục tùng trong bộ máy này. Khi sử dụng biện pháp hành chính – tổ chức, chủ thể quản lý phải nắm chắc các văn bản pháp lý, biết rõ giới hạn, quyền hạn trách nhiệm, phỉa kiểm tra và nắm được các thông tin phản hồi. Biện pháp kinh tế: Là cách tác động của chủ thể quản lý vào đối tượng quản lý thông qua lợi ích kinh tế. Cơ sở của biện pháp này là dựa vào quy luật kinh tế, thông qua nó để tác động vào tâm lý đối tượng. Nội dung của biên pháp này là nhà quản lý đưa ra các nhiệm vụ, kế hoạch … tương ứng với các mức lợi ích kinh tế. Đối tượng bị quản lý có thể lựa chọn phương án thích hợp để vừa đạt được mục tiêu của tập thể vủa đạt được lợi ích kinh tế của cá nhân. Khi sử dụng biện pháp này cần tránh dẫn đến chủ nghĩa thực dụng hay sự mất đoàn kết nếu thiếu công bằng. Biện pháp tâm lý- giáo dục: Là cách tác động vào đối tượng quản lý thông qua tâm lý, tình cảm, tư tưởng con người. Cơ sở của biện pháp này là dựa vào quy luật tâm lý và chức năng tâm lý con người. Nội dung của biện pháp là kích thích tinh thần tự giác, sự say mê của con người. Muốn quản lý thành công nhà quản lý cần phải hiểu rõ tâm lý của bản thân mình và đối tượng quản lý. 9 1.2.1.3.Các chức năng quản lý Qua nghiên cứu lý luận và thực tế công tác quản lý nói chung, có thể tóm lược rằng: quản lý bao gồm bốn chức năng cơ bản là kế hoạch hóa, tổ chức, chỉ đạo và kiểm tra đánh giá. Chức năng kế hoạch hóa : là quá trình thiết lập các mục tiêu của hệ thống các hoạt động và điều kiện đảm bảo thực hiện được các mục tiêu đó. Kế hoạch là nền tảng của quản lý, lập kế hoạch bao gồm: Xác định chức năng, nhiệm vụ và các công việc của đơn vị, dự báo, đánh giá triển vọng, đề ra mục tiêu, chương trình, xác định tiến độ, xác định ngân sách, xây dựng các nguyên tắc tiêu chuẩn, xây dựng các thể thức thực hiện... Chức năng tổ chức: là quá trình sắp xếp và phân bổ công việc, quyền hành và quyền lực cho các thành viên của tổ chức để họ có thể hoạt động và đạt được mục tiêu của tổ chức một cách hiệu quả. Xây dựng các cơ cấu, nhóm, tạo sự hợp tác liên kết, xây dựng các yêu cầu, lựa chọn, sắp xếp bồi dưỡng cho phù hợp, phân công nhóm và cá nhân. Chức năng chỉ đạo (lãnh đạo, điều khiển): là quá trình tác động đến các thành viên của tổ chức làm cho họ nhiệt tình, tự giác, nỗ lực phấn đấu đạt được các mục tiêu của tổ chức.Trong chỉ đạo chú ý sự kích thích động viên, thông tin hai chiều đảm bảo sự hợp tác trong thực tế. Chức năng kiểm tra: là hoạt động của chủ thể quản lý nhằm đánh giá và xử lý những kết quả của quá trình vận hành tổ chức. Xây dựng định mức và tiêu chuẩn, các chỉ số công việc, phương pháp đánh giá, rút kinh nghiệm và điều chỉnh. Ngoài 4 chức năng cơ bản trên đây, cần lưu ý rằng, trong mọi hoạt động của QLGD, thông tin QLGD đóng vai trò vô cùng quan trọng, nó được coi như “mạch máu” của hoạt động QLGD. Chính vì vậy nhiều nghiên cứu gần đây đã coi thông tin như một chức năng trung tâm liên quan đến các chức năng quản lý khác. Nếu thiếu hoặc sai lệch thông tin thì công tác quản lý gặp 10

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét