Thứ Ba, 12 tháng 4, 2016
Biện pháp phát triển đội ngũ giảng viên ở trường Cao đẳng Bách khoa Hưng Yên
một số biện pháp quản lý vận dụng trong QLGD đồng thời các công trình nghiên
cứu của các tác giả nêu trên đã giải quyết đƣợc vấn đề lý luận cơ bản về khoa học
quản lý nhƣ: Khái niệm quản lý, quản lý giáo dục, bản chất của hoạt động quản lý,
nguyên tắc, mục tiêu quản lý chức năng quản lý, thành phần, cấu trúc các giai đoạn
của hoạt động quản lý,…đồng thời các tác giả cũng chỉ ra các phƣơng pháp và nghệ
thuật quan lý.
Những năm gần đây một số luận văn thạc sỹ giáo dục đã tập chung nghiên
cứu vấn đề quản lý và phát triển đội ngũ…song chủ yếu đối tƣợng nghiên cứu là
các trƣờng phổ thông, hiện ít có công trình nghiên cứu việc quản lý phát triển đội
ngũ ở bậc Cao đẳng, Đại học.
Đối với Trƣờng Cao Đẳng Bách khoa Hƣng yên, vấn đề phát triển ĐNGV
một trƣờng còn chƣa đƣợc nghiên cứu mặc dù việc phát triển ĐNGV có tầm quan
trọng đặc biệt đối với việc xây dựng giáo dục đại học. Đặc biệt hơn cả là đối với
Trƣờng Cao Đẳng Bách khoa Hƣng Yên – một trƣờng đƣợc nâng cấp từ trƣờng
Trung cấp đƣợc 9 năm. Vì thế, đây là một vấn đề còn bỏ trống trong nhiều vấn đề
của Trƣờng Cao đẳng Bách khoa Hƣng Yên cần phải giải quyết.
1.2 Một số khái niệm cơ bản
1.2.1 Quản lý nhà trường
1.2.1.1 Khái niệm quản lý
Khi nghiên cứu về lý luận quản lý, các nhà nghiên cứu đã đƣa ra nhiều khái
niệm về quản lý ở những cách tiếp cận khác nhau:
Theo quan điểm duy vật của Chủ nghĩa Mác – Lê nin: “Quản lý là sự tác
động có ý thức của chủ thể quản lý đối với toàn bộ hay hệ thống khác nhau của hệ
thống xã hội, trên cơ sở vận dụng đúng đắn những quy luật và xu hƣớng khách
quan vốn có của nó nhằm đảm bảo cho nó hoạt động và phát triển tối ƣu theo mục
đích đặt ra”.[26]
Theo tác giả Nguyễn Thị Mỹ Lộc: “Quản lý là tác động có định hƣớng, có
chủ đích của chủ thể quản lý (ngƣời quản lý) đến khách thể quản lý (ngƣời bị quản
lý) trong một tổ chức nhằm làm cho tổ chức vận hành và đạt đƣợc mục đích của tổ
chức”.
Theo tác giả Trần Kiểm: “Quản lý là những tác động, có định hƣớng, có kế
hoạch của chủ thể quản lý đến đối tƣợng bị quản lý trrong tổ chức để vận hành tổ
chức, nhằm đạt mục đích nhất định”.[23Nguyễn ,tr.7]
Theo tác giả Nguyễn Quang Uẩn: “Quản lý là quá trình tác động có mục đích
của chủ thể quản lý với tƣ cách là hệ thống nhằm đạt mục tiêu quản lý”.[52]
Theo quan điểm kinh tế, F.J Taylor (1854 – 1915) ngƣời theo trƣờng phái
khoa học cho rằng: Quản lý là cải tạo mối quan hệ giữa ngƣời với ngƣời, giữa
ngƣời với máy móc, quản lý là một nghệ thuật biết rõ ràng, chính xác cái gì cần làm
thế nào bằng phƣơng pháp tốt nhất và rẻ nhất. [8,tr.89]
Theo Henrri Fayol (1841 – 1915) Nhà kinh tế học và chỉ đạo thực tiễn trong
cuốn quản lý chung và quản lý công nghiệp thì: Quản lý hành chính là dự đoán và
lập kế hoạch, tổ chức, điều khiển, phối hợp và kiểm tra. [13,tr.35]
Theo quan điểm chính trị xã hội: Quản lý “là sự tác động liên tục có tổ chức,
có định hƣớng của chủ thể (đối tƣợng quản lý) về các mặt chính trị, văn hóa, xã hội,
kinh tế, bằng một hệ thống luật lệ, chính sách, nguyên tắc, các phƣơng pháp và các
biện pháp cụ thể nhằm tạo ra môi trƣờng và điều kiện cho sự phát triển của đối
tƣợng”.[14, tr.7]
Nhƣ vậy, có thể hiểu: Quản lý là tập hợp các hoạt động lập kế hoạch, tổ
chức chỉ đạo và kiểm tra các quá trình tự nhiên, xã hội, khoa học, kỹ thuật và công
nghệ để chúng phát triển hợp quy luật, các nguồn lực (hiện hữu và tiềm năng), vật
chất và tinh thần, hệ thống tổ chức và các thành viên thuộc hệ thống, các hoạt động
để đạt được các mục đích đã định.
Quản lý là sự tác động tự giác, có ý thức, có mục đích, có kế hoạch, có hệ thống và
hợp quy luật của chủ thể quản lý đến khách thể quản lý nhằm đưa tổ chức đạt tới
mục tiêu.
Công cụ
quan lý
Khách thể
quản lý
Chủ thể
quản lý
Mục tiêu
quản lý
Phƣơng pháp
quản lý
Hình 1.1. Sự tác động của các quá trình quản lý
Nhƣ vậy giữa chủ thể quản lý và khách thể có mối quan hệ tƣơng hỗ với
nhau; Chủ thể quản lý nảy sinh các động lực quản lý còn khách thể quản lý thì nảy
sinh các giá trị vật chất và tinh thần, đáp ứng nhu cầu của con ngƣời, thỏa mãn mục
đích của chủ thể quản lý. Công cụ quản lý là các phƣơng tiện mà các chủ thể quản
lý dùng để tác động đến đối tƣợng quản lý nhƣ: Quyết định, chỉ thị, chƣơng trình,
kế hoạch…
Quản lý là tổ chức, điều hành, tập hợp con ngƣời, công cụ, phƣơng tiện, tài
chính… kết hợp các yếu tố đó với nhau nhằm đạt đƣợc mục tiêu trƣớc. Với các vấn
đề vừa nêu trên chúng ta khẳng định tầm quan trọng của việc quản lý không chỉ
mang tính khoa học, nghệ thuật thúc đẩy sự phát triển trên mọi lĩnh vực. quản lý
gồm các chức năng sau:
- Chức năng kế hoạch hóa: là khởi điểm của một quá trình quản lý. Kế hoạch
hóa là quá trình vạch ra các mục tiêu và quy định phƣơng thức đạt mục tiêu (đó là
con đƣờng, cách thức, biện pháp hoạt động trong tƣơng lai).
- Chức năng tổ chức thực hiện kế hoạch: Là một quá trình phân công và phối
hợp nhiệm vụ, sắp xếp nguồn lực theo những cách thức nhất định để đảm bảo thực
hiện tốt các mục tiêu đề ra.
- chức năng chỉ đạo điều hành: Là phƣơng thức tác động của chủ thể quản lý
đối tƣợng quản lý, nhằm điều khiển tổ chức điều hành theo đúng kế hoạch để đạt
đƣợc mục tiêu đề ra.
- Chức năng kiểm tra đánh giá: Hoạt động kiểm tra bao gồm việc kiểm tra
giám sát, theo dõi phát hiện tình huống về kết quả hoạt động kiểm tra cũng là một
quá trình tự điều khiển.
Bốn chức năng này luôn tƣơng tác với nhau tạo thành một chu trình quản lý.
Trong bốn chức năng trên thì chức năng kiểm tra là chức năng cơ bản và quan trọng
nhất của quản lý.
Sơ đồ thể hiện mối quan hệ giữa các chức năng quản lý
Lâp kế hoạch
Kiểm tra
Thông tin quản lý
Quyết định quản lý
Chỉ đạo
1.2.1.2 Khái niệm quản lý giáo dục
Tổ chức
Cũng nhƣ quản lý xã hội nói chung, QLGD là hoạt động có ý thức của con
ngƣời nhằm theo đuổi những mục đích của mình. Nhƣ đã biết, mục đích của giáo
dục cũng chính là mục đích của quản lý. Đây chính là mục đích có tính khách quan.
Nhà quản lý cùng với đông đảo ĐNGV, học sinh, các lực lƣợng xã hội…bằng hành
động của mình hiện thực hóa mục đích đó trong hiện thực.
QLGD là hệ thống những tác động có ý thức hợp quy luật của chủ thể quản
lý ở các cấp quản lý khác nhau đến tất cả các khâu của hệ thống nhằm đảm bảo sự
vận hành sự ổn định của trƣờng học và các cơ sở giáo dục trong hệ thống giáo dục
nhằm đạt đƣợc mục tiêu giáo dục của nhà nƣớc.
Theo M.I.Kondakop: “QLGD là tác động có hệ thống, có kế hoạch, có ý thức
và hƣớng đích của chủ thể quản lý ở các cấp khác nhau đến tất cả các mắt xích của
hệ thống nhằm đảm bảo việc hình thành nhân cách cho thế hệ trẻ trên cơ sở nhận
thức và vận dụng những quy luật của quá trình giáo dục, của sự phát triển thể lực và
tâm lý trẻ em”.[25,tr.35]
Theo tác giả Đặng Quốc Bảo: “QLGD theo nghĩa tổng quát là hoạt động điều
hành, phối hợp các lực lƣợng xã hội nhằm thúc đẩy công tác đào tạo thế hệ trẻ theo
yêu cầu phát triển xã hội”.[4,tr31]
Những khái niệm về QLGD nêu trên tuy diễn đạt ở những khía cạnh khác
nhau nhƣng đều thống nhất coi QLGD là sự tác động có tổ chức, có định hƣớng phù
hợp với quy luật khách quan của chủ thể quản lý của các cấp lên đối tƣợng quản lý
nhằm đƣa hoạt động giáo dục của từng cơ sở và của toàn hệ thống giáo dục đạt tới
mục tiêu nhất định.
Trong phạm vi đề tài này có thể hiểu QLGD (theo nghĩa rộng) là sự quản lý
đối với hệ thống giáo dục quốc dân. QLGD (theo nghĩa hẹp) là sự quản lý đối với
trƣờng học.
1.2.1.3 Quản lý nhà trường
Theo GS Phạm Minh Hạc: “QLNT là thực hiện đƣờng lối của Đảng trong
phạm vi trách nhiệm của mình, đƣa nhà trƣờng vào vận hành nguyên lý giáo dục để
tiến tới mục tiêu giáo dục, mục tiêu đào tạo đối với ngành giáo dục, với thế hệ trẻ và
từng học sinh”. Ông chỉ cho rằng: “QLNT, quản lý giáo dục là tổ chức hoạt động
dạy học, thực hiện đƣợc tính chất của nhà trƣờng phổ thông Việt Nam xã hội chủ
nghĩa, tức là cụ thể hóa đƣờng lối giáo dục của Đảng và biến đƣờng lối đó thành
hiện thực, đáp ứng yêu cầu của nhân dân, của đất nƣớc”.[20]
Theo tác giả Nguyễn Quang Ngọc: “QLGD là hoạt động dạy và học, tức là
làm sao đƣa hoạt động đó từ trạng thái này sang trạng thái khác để dần tiến tới mục
tiêu giáo dục”. [13]
QLNT gồm hai loại: (1) Tác động của những chủ thể quản lý cấp trên và bên
ngoài trƣờng học; (2) Tác động của những chủ thể quản lý bên trong trƣờng học.
- QLNT do chủ thể quản lý cấp trên và bên ngoài trƣờng học tác động bao
gồm những hoạt động quản lý của các cơ quan QLGD cấp trên nhằm hƣớng dẫn và
tạo điều kiện cho hoạt động giảng dạy, học tập, giáo dục của trƣờng học. Đó là
những chỉ dẫn, quyết định từ bộ, sở giáo dục và đào tạo và của các cấp chính quyền
đoàn thể từ bên ngoài trƣờng học nhƣng có liên quan trực tiếp đến trƣờng học.
- QLNT do chủ thể quản lý bên trong nhà trƣờng tác động bao gồm: quản lý
giáo viên, quản lý học sinh, quản lý quá trình dạy học – giáo dục, quản lý cơ sở vật
chất trang thiết bị trƣờng học, quản lý tài chính trƣờng học, quản lý lớp học, quản lý
mối quan hệ trƣờng học và cộng đồng.
Sự phân chia quản lý theo hai loại nhƣ trên chỉ là tƣơng đối. Thực tế trong
quá trình quản lý thì quản lý từ cấp trên xuống các cấp trung gian và cấp thấp, từ
bên ngoài trƣờng, bên trong trƣờng đều phải đƣợc chỉ đạo, triển khai đồng bộ và kết
hợp hài hòa, xuyên suốt theo bốn chức năng quản lý: Kế hoạch – tổ chức – chỉ đạo
– kiểm tra, đánh giá.
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét