Thứ Ba, 12 tháng 4, 2016
Biện pháp quản lý hoạt động giáo dục hướng nghiệp cho học sinh trường Trung học phổ thông Quốc Tuấn, thành phố Hải Phòng
nhân lực qua đào tạo thấp, nên sau khi tốt nghiệp đại học, nhiều em không xin được
việc làm hoặc làm những công việc trái với ngành nghề được đào tạo, gây lãng phí lớn
cho gia đình và xã hội. Như vậy, mục tiêu hướng nghiệp của giáo dục phổ thông hầu
như chưa đạt được. Một trong những nguyên nhân chủ yếu của tình trạng trên là do nội
dung công tác giáo dục hướng nghiệp chưa được thực hiện đầy đủ; các trường phổ
thông thiếu các điều kiện cần thiết cho hoạt động giáo dục hướng nghiệp đặc biệt là
điều kiện giáo viên. Cho đến nay, nước ta vẫn chưa có cơ sở giáo dục đào tạo nào làm
nhiệm vụ đào tạo, bồi dưỡng giáo viên chuyên trách hướng nghiệp. Giáo viên làm công
tác giáo dục hướng nghiệp ở các trường trung học phổ thông đều là giáo viên kiêm
nhiệm …
Quản lý hoạt động giáo dục hướng nghiệp ở trường trung học phổ thông là một
trong những nội dung của quản lý các hoạt động sư phạm. Quản lý hoạt động giáo dục
hướng nghiệp ở trường trung học phổ thông bao gồm quản lý tốt việc thực hiện chương
trình giáo dục hướng nghiệp, phát huy hiệu quả các trang thiết bị phục vụ giảng dạy,
đầu tư đúng mức cho cơ sở hạ tầng, bồi dưỡng đội ngũ giáo viên theo đúng yêu cầu
của giáo dục hướng nghiệp, phối hợp tốt các lực lượng tham gia công tác giáo dục
hướng nghiệp ở trường trung học phổ thông. Quản lý tốt hoạt động giáo dục hướng
nghiệp cho học sinh là góp phần vào việc giáo dục và đào tạo con người hoàn thiện về
phẩm chất đạo đức, có năng lực, đủ trình độ kiến thức cống hiến cho sự nghiệp công
nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
Tuy nhiên, trong những năm vừa qua, việc quản lý công tác này ở các trường
trung học phổ thông chưa thật sự đạt hiệu quả, phần lớn các trường chỉ giao khoán cho
giáo viên chủ nhiệm, các nhà quản lý trường học chưa thật sự quan tâm đến việc tổ
chức thực hiện, kiểm tra đánh giá việc thực hiện công tác giáo dục hướng nghiệp cho
học sinh ở các trường trung học phổ thông. Vấn đề đặt ra là làm thế nào để các nhà
quản lý trường học quản lý tốt công tác giáo dục hướng nghiệp cho học sinh trong nhà
trường.
Xuất phát từ những cơ sở lý luận và thực tiễn nêu trên, chúng tôi chọn đề tài
nghiên cứu: “Biện pháp quản lý hoạt động giáo dục hướng nghiệp cho học sinh
trường Trung học phổ thông Quốc Tuấn, thành phố Hải Phòng”.
2. Mục đích nghiên cứu
2
Đánh giá đúng thực trạng quản lý hoạt động giáo dục hướng nghiệp ở các
trường trung học phổ thông Quốc Tuấn – thành phố Hải Phòng. Từ đó đề xuất các biện
pháp nâng cao chất lượng và hiệu quả quản lý hoạt động giáo dục hướng nghiệp.
3. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Nghiên cứu lý luận về giáo dục hướng nghiệp trong giáo dục trung học phổ
thông, quản lý giáo dục, quản lý hoạt động giáo dục ở trường trung học phổ thông để
xác lập cơ sở lý luận về quản lý hoạt động giáo dục hướng nghiệp ở trường trung học
phổ thông.
- Trên cơ sở khung lý luận về quản lý hoạt động giáo dục hướng nghiệp ở
trường trung học phổ thông, khảo sát thực trạng quản lý hoạt động giáo dục hướng
nghiệp ở trường trung học phổ thông Quốc Tuấn – thành phố Hải Phòng.
- Đề xuất một số biện pháp quản lý hoạt động giáo dục hướng nghiệp ở trường
trung học phổ thông Quốc Tuấn – thành phố Hải Phòng.
4. Khách thể và đối tƣợng nghiên cứu
4.1. Khách thể nghiên cứu
Hoạt động giáo dục hướng nghiệp ở trường trung học phổ thông Quốc Tuấn –
thành phố Hải Phòng.
4.2. Đối tượng nghiên cứu
Biện pháp quản lý hoạt động giáo dục hướng nghiệp ở trường trung học phổ
thông Quốc Tuấn – thành phố Hải Phòng.
5. Vấn đề nghiên cứu
Đề tài tập trung vào nghiên cứu vấn đề cơ bản sau: Biện pháp quản lý hoạt
động giáo dục hướng nghiệp ở trường Trung học phổ thông Quốc Tuấn – Thành phố
Hải Phòng.
6. Giả thuyết khoa học
Công tác quản lý hoạt động giáo dục hướng nghiệp cho học sinh ở các trường
trung học phổ thông Quốc Tuấn – thành phố Hải Phòng đã đạt được một số thành tựu
như chương trình giáo dục hướng nghiệp học sinh phổ thông đã được chính thức đưa
vào giảng dạy chính khoá, kế hoạch giáo dục hướng nghiệp khá chu đáo, phương pháp
thực hiện hoạt động giáo dục hướng nghiệp có nhiều tiến bộ… Tuy nhiên, vẫn còn
những tồn tại trong quá trình quản lý hoạt động giáo dục hướng nghiệp về xây dựng kế
hoạch thực hiện chương trình, tổ chức chỉ đạo, kiểm tra đánh giá, …
7. Giới hạn và phạm vi nghiên cứu
3
Khảo sát và sử dụng các số liệu từ các năm 2007 trở lại đây.
8. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
- Ý nghĩa lý luận:
Tổng kết thực tiễn công tác quản lý hoạt động giáo dục hướng nghiệp cho học
sinh trường Trung học phổ thông Quốc Tuấn – Thành phố Hải Phòng, chỉ ra những bài
học thành công và mặt hạn chế, cung cấp cơ sở khoa học để xây dựng các biện pháp
quản lý hoạt động giáo dục hướng nghiệp cho học sinh.
- Ý nghĩa thực tiễn:
Kết quả nghiên cứu có thể được áp dụng cho các trường Trung học phổ thông
khác trong cả nước về việc quản lý hoạt động giáo dục hướng nghiệp cho học sinh. Nó
còn có giá trị tham khảo cho các nhà quản lý giáo dục.
9. Các phƣơng pháp nghiên cứu
9.1. Phương pháp luận
9.1.1. Quan điểm hệ thống – cấu trúc
Vấn đề được nghiên cứu một cách toàn diện, khách quan: Quản lý hoạt động
giáo dục hướng nghiệp ở trường trung học phổ thông Quốc Tuấn – thành phố Hải
Phòng phải được xem xét trong mối quan hệ với các hoạt động khác trong nhà trường
với việc thực hiện đồng bộ bốn con đường giáo dục hướng nghiệp, việc giảng dạy hoạt
động giáo dục hướng nghiệp cho học sinh trung học phổ thông cũng như việc bồi
dưỡng đội ngũ tham gia hoạt động giáo dục hướng nghiệp ở các trường trung học phổ
thông trong phạm vi toàn quốc so với mục tiêu giáo dục và đào tạo chung.
9.1.2. Quan điểm thực tiễn
Qua điều tra, nghiên cứu thực tế, phân tích để phát hiện những tồn tại trong
quản lý hoạt động giáo dục hướng nghiệp cho học sinh ở trường trung học phổ thông
Quốc Tuấn – thành phố Hải Phòng, trên cơ sở đó, đề ra những biện pháp quản lý nâng
cao hiệu quả hoạt động giáo dục hướng nghiệp ở các trường trung học phổ thông.
9.1.3. Quan điểm lịch sử, logic
Tìm hiểu sự hình thành và phát triển của hoạt động giáo dục hướng nghiệp trên
thế giới và ở Việt Nam. Đồng thời, xem xét xu thế phát triển kinh tế - xã hội và nhu
cầu nguồn nhân lực của đất nước và trên địa bàn thành phố Hải Phòng trong những
năm vừa qua cùng với những thành tựu cần phát huy và những tồn tại cần khắc phục.
9.2. Các phương pháp nghiên cứu cụ thể
9.2.1. Phương pháp nghiên cứu lý luận
4
Phương pháp phân tích - tổng hợp, phân loại, hệ thống hoá những vấn đề lý luận
trong các văn bản, tài liệu, sách báo, thông tin trên mạng Internet có liên quan đến vấn
đề nghiên cứu, từ đó xây dựng cơ sở lý luận cho đề tài.
9.2.2. Phương pháp nghiên cứu thực tiễn
- Phương pháp quan sát
Người nghiên cứu tiến hành quan sát có chủ định cách tổ chức, tiến hành quản
lý hoạt động giáo dục hướng nghiệp, quản lý cơ sở vật chất, trang thiết bị, phương tiện
dạy học phục vụ cho công tác giáo dục hướng nghiệp ở trường trung học phổ thông
Quốc Tuấn nhằm thu thập thông tin về thực trạng công tác quản lý hoạt động giáo dục
hướng nghiệp ở trường trung học phổ thông Quốc Tuấn – thành phố Hải Phòng.
- Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi
Người nghiên cứu xây dựng hai loại phiếu hỏi: một, dành cho cán bộ quản lý,
giáo viên, các lực lượng tham gia hoạt động giáo dục hướng nghiệp; hai, dành cho học
sinh ở các lớp của trường trung học phổ thông Quốc Tuấn nhằm khảo sát thực trạng
quản lý hoạt động giáo dục hướng nghiệp ở trường trung học phổ thông Quốc Tuấn –
thành phố Hải Phòng.
- Phương pháp phỏng vấn
Người nghiên cứu tiến hành phỏng vấn hoặc trao đổi với các cán bộ quản lý,
giáo viên về công tác quản lý hoạt động giáo dục hướng nghiệp ở trường trung học phổ
thông Quốc Tuấn – thành phố Hải Phòng.
- Phương pháp chuyên gia
Tác giả trao đổi, lấy ý kiến chuyên gia về quản lý hoạt động giáo dục hướng
nghiệp ở các trường trung học phổ thông.
- Phương pháp nghiên cứu sản phẩm hoạt động
Nghiên cứu các kế hoạch hoạt động giáo dục hướng nghiệp, kế hoạch bài dạy
giáo dục hướng nghiệp ở trường trung học phổ thông Quốc Tuấn nhằm thu thập thông
tin về quản lý hoạt động giáo dục hướng nghiệp.
9.3. Phương pháp thống kê toán học
Sử dụng phương pháp thống kê toán học và phần mềm SPSS FOR WINDOW
phiên bản 16.0 để xử lý các số liệu thu được trong quá trình khảo sát.
10. Cấu trúc của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận và khuyến nghị, tài liệu tham khảo và phụ lục, luận văn
dự kiến được trình bày theo 3 chương:
5
Chương 1: Cơ sở lý luận về quản lý hoạt động giáo dục hướng nghiệp ở các
trường Trung học phổ thông
Chương 2: Thực trạng hoạt động giáo dục hướng nghiệp ở trường Trung học
phổ thông Quốc Tuấn – Thành phố Hải Phòng
Chương 3: Biện pháp quản lý hoạt động giáo dục hướng nghiệp ở trường Trung
học phổ thông Quốc Tuấn
6
Chƣơng 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC
HƢỚNG NGHIỆP Ở CÁC TRƢỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG
1.1. Tổng quan nghiên cứu vấn đề
1.1.1. Vấn đề giáo dục hướng nghiệp và quản lý hoạt động giáo dục hướng
nghiệp ở một số nước trên thế giới
Trên thế giới, hoạt động giáo dục lao động – hướng nghiệp cho học sinh có từ
hàng trăm năm nay và ngày càng phát triển. Những vấn đề hướng dẫn chọn nghề được
đặt ra một cách rộng rãi ở nhiều nước với tính cấp thiết của nó vào những năm đầu thế
kỷ XX. Để có sự tuyển chọn đích đáng những người lao động cho nhà máy, xí nghiệp,
cần phải đưa hướng nghiệp vào trường phổ thông. Từ lâu, N.K.Crupxkaia, nhà giáo
dục học và tâm lý học lỗi lạc người Nga đã từng nêu lên luận điểm “tự do chọn nghề”
cho mỗi thanh niên. Theo bà, thông qua hướng nghiệp, mỗi trẻ em đều phải nhận thức
sâu sắc hướng phát triển kinh tế của đất nước, những nhu cầu nào của nền sản xuất cần
được thỏa mãn, những nhiệm vụ mà thanh thiếu niên phải đáp ứng trước yêu cầu mà xã
hội đề ra trong lĩnh vực lao động sản xuất. Đã có nhiều công trình nghiên cứu về hướng
nghiệp và giáo dục hướng nghiệp ở các nước như Nga, Pháp, Đức, Anh, Mỹ, Nhật Bản,
Trung Quốc.
1.1.1.1. Quan điểm giáo dục kỹ thuật tổng hợp và hướng nghiệp ở nước Nga
hậu Xô Viết
Chương trình giáo dục công nghệ ở trường phổ thông của Liên bang Nga hiện
nay bao gồm những nội dung có tính chất giáo dục kỹ thuật tổng hợp không nhằm đào
tạo một nghề cụ thể, học sinh được làm quen, thử sức với từng loại hình sản xuất trong
xây dựng, đồng thời chú ý đến công nghệ thông tin được sử dụng trong nền kinh tế
hiện đại. Các nhà giáo Liên bang Nga vẫn kế thừa và tiếp tục phát triển lý luận về vai
trò và ý nghĩa của giáo dục tổng hợp, quán triệt vào dạy học các môn khoa học của
trường phổ thông, đồng thời vào giảng dạy môn công nghệ học và giáo dục lao động.
Về mặt chỉ đạo thực tiễn, Bộ Giáo dục Liên bang Nga không tách giáo dục hướng
nghiệp khỏi giáo dục công nghệ đại cương và giáo dục lao động của trường phổ thông,
nhất là đối với học sinh trung học phổ thông, thì nội dung, phương pháp tổ chức dạy
học các môn khoa học và công nghệ phân hóa nhằm mục tiêu hướng nghiệp cho học
sinh vào học nghề và cuộc sống. Bộ Giáo dục Liên bang Nga từ những năm 1993 đã
giữ lại nội dung chương trình giáo dục lao động và hướng nghiệp tại nhà trường phổ
7
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét