Thứ Sáu, 1 tháng 4, 2016
Biện pháp quản lý quá trình dạy học môn tiếng Anh theo phương thức tín chỉ tại Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn - Đại học Quốc gia Hà Nội
8. Phƣơng pháp nghiên cứu
Sử dụng các phương pháp sau:
8.1. Nhóm phương pháp nghiên cứu lý thuyết
+ Tổng hợp lý thuyết và xác định rõ các khái niệm thuật ngữ liên quan;
+ Nghiên cứu các văn bản, các chủ trương chính sách của Nhà nước, Bộ,
Ngành có liên quan đến vấn đề nghiên cứu.
8.2. Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn
+ Sử dụng phương pháp quan sát (Công việc dạy - học của GV&SV);
+ Sử dụng phương pháp điều tra: Có thể sử dụng mẫu phiếu điều tra với
giảng vi ên, sinh viên và cán bộ quản lý quá trình dạy học theo phương thức tín
chỉ của Trường ĐHKHXH&NV-ĐHQGHN;
+ Sử dụng phương pháp hỗ trợ: Trao đổi, phỏng vấn cán bộ quản lý và
công tác quản lý quá trình dạy học
theo phương thức tín chỉ
của Trường
ĐHKHXH&NV-ĐHQGHN;
+ Sử dụng nhóm phương pháp xử lý số liệu.
9. Cấu trúc luận văn
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Khuyến nghị, Tài liệu tham khảo, Phụ
lục, luận văn được trình bày trong ba chương:
Chƣơng 1: Cơ sở lý luận về quản lý quá trình dạy học theo phương thức
tín chỉ ở trường đại học
Chƣơng 2: Thực trạng công tác quản lý quá trình dạy học tiếng Anh
theo phương thức tín chỉ tại trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn Đại học Quốc Gia Hà Nội
Chƣơng 3: Các biện pháp quản lý quá trình dạy học tiếng Anh theo
phương thức tín chỉ tại trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn - Đại học
Quốc Gia Hà Nội
12
Chƣơng 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ QUÁ TRÌNH DẠY HỌC
THEO PHƢƠNG THỨC TÍN CHỈ Ở TRƢỜNG ĐẠI HỌC
Để xác định khung lý thuyết cơ bản của đề tài trong chương 1, luâ ̣n văn
xin trình bày các khái niệm cơ bản sau:
1.1. Một số khái niệm cơ bản của đề tài
1.1.1. Khái niệm quản lý
Có nhiều định nghĩa khác nhau về quản lý. Trong phạm vi nghiên cứu
này, luận văn chỉ đề cập đến một số định nghĩa tiêu biểu, liên quan đến hoạt
động quản lý trong Giáo dục - Đào tạo.
K-Marx đã từng khẳng định: “Bất cứ lao động xã hội hay cộng đồng
trực tiếp nào được thực hiện ở quy mô tương đối lớn đều cần ở chừng mực
nhất định đến sự quản lý. Quản lý là xác lập sự tương hợp giữa các công việc
cá nhân và hình thành những chức năng chung, xuất hiện trong toàn bộ cơ chế
sản xuất, khác với sự vận động của bộ phận riêng lẻ của nó.[41tr.195]
Harold Koontz, trong tác phẩm “Những vấn đề cốt yếu của quản lý”
viết:“Quản lý là một hoạt động thiết yếu, nó đảm bảo phối hợp những nỗ lực
cá nhân, nhằm đạt được các mục đích của nhóm. Mục tiêu của mọi nhà quản
lý là nhằm hình thành một môi trường mà trong đó con người có thể đạt được
các mục đích của nhóm với thời gian, tiền bạc và sự bất mãn cá nhân ít
nhất”.[32.tr.188]
Các nhà nghiên cứu của Việt Nam xuất phát từ góc độ khác nhau cũng
đã đưa ra những khái niệm quản lý. Tác giả Hà Thế Ngữ quan niệm: “Quản lý
là một quá trình định hướng…”[42.tr.24]. Hai tác giả Nguyễn Thị Mỹ Lộc và
Nguyễn Quốc Chí định nghĩa về quản lý: “Quản lý là tác động có định hướng,
có chủ đích của chủ thể quản lý (người quản lý) đến khách thể quản lý (người
bị quản lý) - trong một tổ chức - nhằm làm cho tổ chức vận hành và đạt được
mục đích của tổ chức”. [35, tr.1]
13
Hiện nay, hoạt động QL thường được định nghĩa cụ thể hơn: “Quản lý là
quá trình đạt đến mục tiêu của tổ chức bằng cách vận dụng các hoạt động
(chức năng) kế hoạch hoá, tổ chức, chỉ đạo (lãnh đạo) và kiểm tra. [35, tr.1]
Lập kế hoạch
Kiểm tra
Thông tin
Tổ chức
Chỉ đạo
Sơ đồ 1.1: Chức năng của quản lý
Quản lý (QL) vừa là một khoa học, vừa là một nghệ thuật. QL mang tính
khoa học vì các hoạt động của QL tổ chức, có định hướng đều dựa trên những
quy luật, những nguyên tắc và những phương pháp hoạt động cụ thể, đồng thời
QL mang tính nghệ thuật vì nó vận dụng một cách linh hoạt và sáng tạo vào
những điều kiện cụ thể trong sự kết hợp và tác động nhiều mặt của các yếu tố
khác nhau trong đời sống xã hội. Tuy có nhiều định nghĩa khác nhau về khái
niệm QL, song có thể rút ra những dấu hiệu chung của QL được đề cập đến
trong các định nghĩa được nêu trên là: Phải có mục tiêu; Phải có chủ thể (cá
nhân hoặc một nhóm người); Phải có khách thể (đối tượng QL).
1.1.2. Quản lý quá trình dạy học
1.1.2.1. Khái niệm dạy học
Có nhiều khái niệm về dạy học của các tác giả nhưng luâ ̣n văn xin nêu
khái niệm dạy học của tác giả Phạm Viết Vượng vì khá tổng hợp được các
quan điểm chung của nhiều tác giả:
14
“Dạy học là hoạt động phối hợp của hai chủ thể đó là giáo viên và học
sinh. Dạy và học được thực hiện đồng thời với cùng một nội dung và hướng tới
cùng một mục đích. Phải khẳng định rằng nếu hai hoạt động này bị tách rời sẽ
lập tức phá vỡ khái niệm quá trình dạy học. Học tập không có giáo viên trở
thành tự học. Giảng dạy không có học sinh trở thành độc thoại”. [46, tr.53]
Như vâ ̣y, tác giả Phạm Viết Vượng đã khẳ ng đinh yế u tố quan tro ̣ng của
̣
dạy học là giáo viên và học sinh . Hai chủ thể này phố i hơ ̣p với nhau thực hiê ̣n
cùng một nội dung và hướng tới cùng một mục đích đó là dạy học .
1.1.2.2. Khái niệm quá trình dạy học
Xét theo quan điểm hệ thống, “Quá trình dạy học là một chỉnh thể, có
cấu trúc gồm nhiều thành tố, mỗi thành tố có vị trí xác định, có chức năng
riệng và chúng có mối quan hệ mật thiết biện chứng với nhau. Mỗi thành tố
vận động theo quy luật riêng và đồng thời tuân theo quy luật chung của toàn
bộ hệ thống. Hệ thống bao giờ cũng nằm trong một môi trường, giữa hệ thống
và môi trường có mối quan hệ tác động lẫn nhau”. [46, tr.58]
Quá trình dạy học là quá trình xã hội, một quá trình sư phạm đặc thù. Nó
tồn tại như một “hệ thống toàn vẹn bao gồm hoạt động dạy và hoạt động học.
Hai hoạt động này luôn tương tác với nhau, thâm nhập vào nhau, sinh thành
ra nhau. Sự tương tác giữa dạy và học mang tính cộng tác (cộng đồng và hợp
tác) trong đó hoạt động dạy giữ vai trò chủ đạo”.[39, tr.52]
1.1.2.3. Bản chất và cấu trúc của quá trình dạy học đại học
1. Bản chất:
Khác với quá trình dạy học ở trường phổ thông, bản chất của quá trình
dạy học đại học là quá trình nhận thức độc đáo có tính chất nghiên cứu của
người SV dưới sự điều khiển của giảng viên nhằm lĩnh hội một hệ thống tri
thức, kỹ năng, kỹ xảo một lĩnh vực nghề nghiệp ở trình độ cao. Trong đó
phương pháp da ̣y ho ̣c đại học phải được coi là yếu tố quyết định nhằm đạt
được mục tiêu bồi dưỡng năng lực tự học, tự nghiên cứu, tạo điều kiện cho
người học phát triển nhân cách nghề nghiệp.
15
2. Cấu trúc
Hình thức
M
Điều kiện
Th
Tr
QTDH
Quy chế
Môi trường
N
P
Bộ máy
Sơ đồ 1.2: Quá trình dạy học
a) Cấu trúc lõi [5. tr.8].
b) Cấu trúc biên [5. tr.8].
Mục tiêu đào tạo:
(M)
Bộ máy đào tạo
(B)
Nội dung đào tạo:
(N)
Hình thức đào tạo
(H)
Lực lượng đào tạo
(Th)
Quy chế đào tạo
(Q)
Đối tượng đào tạo
(Tr)
Điều kiện đào tạo
(Đ)
Phương pháp đào tạo
(P)
Môi trường đào tạo (M 2)
1.1.2.4 .Quản lý quá trình dạy học
Quản lý QTDH là quản lý một quá trình xã hội, một quá trình sư phạm
đặc thù, nó tồn tại như là một hệ thống bao gồm nhiều thành tố cấu trúc.
Quản lý QTDH có vị trí rất quan trọng bởi hoạt động quản lý này là một
bộ phận cấu thành chủ yếu của toàn bộ hoạt động của hệ thống QLGD.Thực
chất của quản lý QTDH là thực hiện các chức năng của QL đối với dạy học
nhằm tạo ra nguồn nhân lực có chất lượng cao, đáp ứng nhu cầu của đất nước
và xã hội. Quản lý QTDH bao gồm QL những thành tố đã nêu trên. Tuy nhiên,
16
theo cách tiếp cận từ lý thuyết thông tin, chu trình QL gồm 16 bước cụ thể như
tác giả Đặng Quốc Bảo đã đưa ra là:
1. Phân tích tình hình
2. Xác định nhu cầu
3. Thiết kế chính sách
4. Cụ thể hoá thành nhiệm vụ
5. Kế hoạch hoá
6. Lựa chọn chiến lược hành động
7. Nhận diện các định mức tiêu chuẩn
8. Phát hiện nguồn lực, tìm kiếm nguồn lực
9. Huy động nguồn lực
10.Tổ chức phân công nhiệm vụ
11. Phân phối nguồn lực
12.Triển khai công việc thực tiễn
13. Chỉ đạo đồng bộ
14. Kiểm tra
15. Đánh giá, lượng giá
16.Tổng kết, phản hồi
Quản lý QTDH theo các bước trên giúp cho người quản lý không chỉ
biết làm việc đúng mà cần hơn là biết làm đúng việc theo chức trách và bổn
phận của mình. Mặt khác thực hiện 16 bước trên cũng là thực hiện 4 chức năng
QL. Ta có thể sắp xếp các bước nêu trên vào 4 chức năng QL như sau:
Lập kế hoạch gồm các bước: 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7
Tổ chức gồm các bước: 8, 9, 10, 11
Chỉ đạo gồm các bước: 12, 13
Kiểm tra gồm các bước: 14, 15, 16
Như vậy, quản lý quá trình dạy học có thể hiểu là thực hiện 4 chức năng
quản lý lên đối tượng quản lý là quá trình dạy học . [5. tr.8]
17
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét