Thứ Ba, 19 tháng 4, 2016

Biện pháp quản lý hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh ở Trường Trung học cơ sở Chu Văn An - Quận Tây Hồ - Thành phố Hà Nội

sinh Trƣờng THCS Chu Văn An. 5. Giả thuyết khoa học Giáo dục đạo đức và QL hoạt động GDĐĐ cho học sinh trƣờng THCS Chu Văn An vẫn còn những bất cập cần giải quyết và chịu sự tác động của nhiều nhân tố kinh tế - xã hội khác nhau. Tuy nhiên, hiệu trƣởng trƣờng THCS áp dụng một cách đồng bộ một số biện pháp quản lí hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh Trƣờng THCS Chu Văn An nhƣ tác giả đã nghiên cứu và đề xuất, sẽ nâng cao chất lƣợng giáo dục đạo đức học sinh trƣờng THCS Chu Văn An. 6. Phạm vi nghiên cứu Đề tài nghiên cứu trong khoảng phạm vi thời gian từ năm học 2007 - 2008 đến nay, đƣợc tiến hành ở cả 04 khối lớp: khối 6, khối 7 và khối 8 ,9. Khảo sát giáo viên, học sinh, cha mẹ học sinh, cán bộ quản lý trƣờng THCS Chu Văn An. 7. Phƣơng pháp nghiên cứu 7.1. Nhóm các phƣơng pháp nghiên cứu lý luận - Nghiên cứu các văn kiện của Đảng về giáo dục và đào tạo, của các cơ quan khác có liên quan - Nghiên cứu tài liệu kinh điển - Nghiên cứu các giáo trình, sách báo, các công trình sản phẩm liên quan. 7.2. Nhóm các phƣơng pháp nghiên cứu thực tiễn - Quan sát - Tổng kết kinh nghiệm GD - Điều tra bằng phiếu hỏi - Phỏng vấn chuyên gia -Thống kê toán học: Sử dụng công thức toán học để thống kê, xử lý số liệu 9 CHƢƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHÁP LÝ VỀ QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC CHO HỌC SINH TRƢỜNG THCS 1.1. Sơ lƣợc lịch sử nghiên cứu vấn đề Đạo đức là một hình thái ý thức xã hội, có vai trò quan trọng trong bất kỳ xã hội nào từ trƣớc đến nay. Do đó, từ xa xƣa con ngƣời đã rất quan tâm nghiên cứu đạo đức, xem nó nhƣ động lực tinh thần để hoàn thiện nhân cách con ngƣời trong từng giai đoạn lịch sử nhất định. Đạo đức là tổng hợp những nguyên tắc, quy định chuẩn mực hƣớng con ngƣời ngƣời tới cái chân, cái thiện, cái mỹ chống lại cái giả cái ác cái xấu… các chuẩn mực đạo đức xuất hiện do nhu cầu của đời sống xã hội, là sản phẩm của lịch sử xã hội, do cơ sở kinh tế- xã hội quyết định. Bất kỳ trong thời đại lịch sử nào, đạo đức con ngƣời nếu đƣợc đánh giá theo khuôn phép chuẩn mực và qui tắc đạo đức. Đạo đức là sản phẩm của xã hội, cùng với sự phát triển của sản xuất, của các mối quan hệ xã hội, hệ thống các quan hệ đạo đức, ý thức đạo đức, hành vi đạo đức cũng theo đó ngày càng phát triển, ngày càng nâng cao, phong phú, đa dạng và phức tạp hơn. Ở phƣơng Tây, thời cổ đại, nhà triết học Socrate (469-399 TCN) cho rằng cái gốc của đạo đức là tính thiện. Bản tính con ngƣời vốn thiện, nếu tính thiện ấy đƣợc lan tỏa thì con ngƣời sẽ có hạnh phúc. Muốn xác định đƣợc chuẩn mực đạo đức, theo Socrate, phải bằng nhận thức lý tính với phƣơng pháp nhận thức khoa học [10,tr34]. Khổng Tử (551-478 TCN) là nhà hiền triết nổi tiếng của Trung Quốc. Ông xây dựng học thuyết “Nhân- Lễ- Chính danh”, trong đó, “Nhân”- Lòng thƣơng ngƣời- là yếu tố hạt nhân, là yếu tố cơ bản nhất của con ngƣời. Đứng trên lập trƣờng coi trọng GDĐĐ, Ông có câu nổi tiếng truyền lại đến ngày nay “Tiên học lễ, hậu học văn” 10 Thế kỷ XVII, Komemxky- Nhà giáo dục học vĩ đại Tiệp Khắc đã có nhiều đóng góp cho công tác GDĐĐ qua tác phẩm “Khoa sƣ phạm vĩ đại”. Komemxky đã chú trọng phối hợp môi trƣờng bên trong và bên ngoài để GDĐĐ cho HS [23] Thế kỷ XX, một số nhà giáo dục nổi tiếng của Xô Viết cũng nghiên cứu về GDĐĐ HS nhƣ: A.C. Macarenco, V.A Xukhomlinxky… Nghiên cứu của cho việc GDĐĐ mới trong giai đoạn xây dựng CNXH ở Liên Xô. Ở Việt Nam Chủ tịch Hồ Chí Minh là ngƣời đặc biệt quan tâm đền đạo đức và GDĐĐ cho cán bộ, HS. Bác cho rằng đạo đức cách mạng là gốc, là nền tảng của ngƣời cách mạng. Bác còn căn dặn Đảng ta phải chăm lo GDĐĐ cách mạng cho đoàn viên và thanh niên, HS thành những ngƣời thừa kế xây dựng CNXH vừa “hồng’’ vừa “chuyên”. Chủ tịch Hồ Chí Minh coi nội dung cơ bản trong quan điểm đạo đức cách mạng là: Trung với nƣớc, hiếu với dân; cần kiệm liêm chính, chí công vô tƣ; yêu thƣơng con ngƣời; tinh thần quốc tế trong sáng. Trong những năm gần đây, nhiều giáo trình đạo đạo đức đƣợc biên soạn khá công phu. Tiêu biểu nhƣ giáo trình của Trần Hậu Kiểm(Nxb Chính trị Quốc gia, 1997); Phạm Khắc Chƣơng- Hà Nhật Thăng (Nxb Giáo dục, 2001); Giáo trình đạo đức học… Khi nghiên cứu về vấn đề GDĐĐ các tác giả đã đề cập đến mục tiêu, nội dung, phƣơng pháp GDĐĐ và một số vấn đề về quản lý công tác GDĐĐ. Về mục tiêu GDĐĐ, GS.VS Phạm Minh Hạc đã nêu rõ: “Trang bị cho mọi ngƣời những tri thức cần thiết về tƣ tƣởng chính trị, đạo đức nhân văn, kiến thức pháp luật và văn hóa xã hội. Hình thành ở mọi công dân thái độ đúng đắn, tình cảm, niềm tin đạo đức trong sáng đối với bản thân, mọi ngƣời, với sự nghiệp cách mạng của Đảng, dân tộc và với mọi hiện tƣợng xẩy ra xung quanh. Tổ chức tốt giáo dục giới trẻ; rèn luyện để mọi ngƣời tự giác thực hiện những chuẩn mực đạo đức xã hội, có thói quen chấp hành qui định của pháp luật, nỗ lực học tập và rèn luyện, tích cực cống hiến sức lực, trí tuệ vào sự nghiệp CNH-HĐH đất nƣớc” [ 18, tr 168-170] 11 Để nâng cao chất lƣợng đạo đức trong thời kỳ đổi mới đã có một số nhà khoa học nghiên cứu về quản lý công tác GDĐĐ. Tuy còn ít ỏi nhƣng có thể kể đến: -“Một số biện pháp quản lý của hiệu trƣởng nhằm nâng cao chất lƣợng giáo dục cho học sinh các trƣờng THPT Thành phố Hải Phòng” Trần Thị Quang (ĐHSP HN, 2003) -“Biện pháp tổ chức phối hợp giữa gia đình với nhà trƣờng và xã hội trong công tác giáo dục đạo đức cho học sinhTHPT Huyện Mỹ Đức (Hà Tây) hiện nay” Bùi Đức Thảo (Khoa Sƣ phạm ĐHQG HN, 2008) - “Các biện pháp quản lý công tác giáo dục của hiệu trƣởng trƣờng THPT Tỉnh Hƣng Yên” Đỗ Quang Hợp (Khoa Sƣ phạm ĐHQG HN, 2007) Nhìn chung các đề tài nghiên cứu trên đi sâu vào việc xác định các nội dung GDĐĐ, định hƣớng các giá trị đạo đức, các biện pháp GDĐĐ cho học sinh THPT. Đặc biệt, hiện nay chƣa có đề tài nào nghiên cứu về những biện pháp quản lý hoạt động GDĐĐ cho học sinh THCS nói chung và học sinh THCS Chu Văn An nói riêng. Vì vậy tác giả chọn đề tài “Biện pháp quản lý hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh ở trƣờng THCS Chu Văn An-Quận Tây Hồ - TP Hà Nội” với hy vọng đây là sự kế thừa cần thiết các nghiên cứu đi trƣớc và cùng góp phần thêm công sức và sự vận dụng hệ thống lý luận quản lý giáo dục nhằm góp phần nâng cao chất lƣợng GDĐĐ HS trƣờng THCS Chu Văn An, cũng nhƣ các trƣờng THCS trên địa bàn thành phố Hà Nội. 1.2. Một số khái niệm cơ bản 1.2.1. Đạo đức và giáo dục đạo đức 1.2.1.1. Đạo đức Đạo đức đƣợc xem là khái niệm luân thƣờng đạo lý của con ngƣời, nó thuộc về vấn đề tốt-xấu, hơn nữa xem nhƣ là đúng-sai, đƣợc sử dụng trong ba phạm vi: lƣơng tâm con ngƣời, hệ thống phép tắc đạo đức và trừng phạt đôi lúc còn đƣợc gọi giá trị đạo đức; nó gắn với nền văn hoá, tôn giáo, chủ nghĩa nhân văn, triết học và 12 những luật lệ của một xã hội về cách đối xử từ hệ thống này. Dưới góc độ Triết học, đạo đức là một trong những hình thái sớm nhất của ý thức xã hội, bao gồm những nguyên lý, quy tắc, chuẩn mực điều tiết hành vi của con ngƣời trong quan hệ với ngƣời khác và với cộng đồng. Căn cứ vào những quy tắc ấy, ngƣời ta đánh giá hành vi, phẩm giá của mỗi ngƣời bằng các quan niệm về thiện ác, chính nghĩa và phi nghĩa, nghĩa vụ, danh dự [21, tr 145]. Trần Hậu Kiểm (1997), Giáo trình đạo đức học, NXB Chính trị quốc gia Hà Nội. Dưới góc độ Đạo đức học, đạo đức là một hình thái ý thức xã hội đặc biệt bao gồm một hệ thống các quan điểm, quan niệm, những quy tắc, nguyên tắc, chuẩn mực xã hội [21, tr 12] Trần Hậu Kiểm (1997), Giáo trình đạo đức học, NXB Chính trị quốc gia Hà Nội. Dưới góc độ Giáo dục học, đạo đức là một hình thái ý thức xã hội đặc biệt bao gồm một hệ thống các quan niệm về cái thực, cái có trong mối quan hệ của con ngƣời với con ngƣời [17, tr 170-171]. Phạm Minh Hạc (2001), Về phát triển con người toàn diện thời kỳ Công nghiệp hóa-Hiện đại hoá, NXB Chính trị Quốc gia. Theo nghĩa rộng, khái niệm đạo đức liên quan chặt chẽ với phạm trù chính trị, pháp luật, lối sống. Đạo đức là thành phần cơ bản của nhân cách, phản ánh bộ mặt nhân cách của một cá nhân đã đƣợc xã hội hoá. Đạo đức đƣợc biểu hiện ở cuộc sống tinh thần lành mạnh, trong sáng, ở hành động giải quyết hợp lý, có hiệu quả những mâu thuẫn. Khi thừa nhận đạo đức là một hình thái ý thức xã hội thì đạo đức của mỗi cá nhân, mỗi cộng đồng, mỗi tầng lớp giai cấp trong xã hội cũng phản ánh ý thức chính trị của họ đối với các vấn đề đang tồn tại [21, tr 153-154]. Ngày nay, đạo đức đƣợc định nghĩa nhƣ sau: “Đạo đức là một hình thái ý thức xã hội đặc biệt bao gồm một hệ thống những quan điểm, quan niệm, những quy tắc, nguyên tắc, chuẩn mực xã hội. Nó ra đời, tồn tại và biến đổi từ nhu cầu của xã hội, nhờ đó con người tự giác điều chỉnh hành vi của mình cho phù hợp với lợi ích, hạnh phúc của con người và sự tiến bộ của xã hội trong mối quan hệ giữa con người với con 13 người, giữa cá nhân và xã hội”. [ 21, tr 12 ] Trần Hậu Kiểm (1997), Giáo trình đạo đức học, NXB Chính trị quốc gia Hà Nội. Bản chất đạo đức là những qui tắc, những chuẩn mực trong quan hệ xã hội, nó đƣợc hình thành, tồn tại và phát triển trong cuộc sống, đƣợc xã hội thừa nhận và tự giác thực hiện. Đạo đức là một hình thái ý thức xã hội phản ánh những quan hệ xã hội đƣợc hình thành trên cơ sở kinh tế, xã hội. Mỗi hình thái kinh tế hay mõi giai đoạn đều có những nguyên tắc, chuẩn mực đạo đức tƣơng ứng. Vì vậy, đạo đức có tính giai cấp, tính dân tộc và tính thời đại. Nghĩa là những giá trị đạo đức của ngày hôm qua nhƣng lại không phù hợp với ngày hôm nay hoặc có những giá trị đạo đức phù hợp với giai cấp này nhƣng lại không phù hợp với giai cấp khác, dân tộc khác. Các giá trị đạo đức truyền thống tồn tại và phát triển trong xã hội dƣới những phạm trù:  Thiện và ác.  Có lƣơng tâm và bất lƣơng tâm  Có trách nhiệm và tắc trách nhiệm.  Hiếu nghĩa và bất nghĩa, bất hiếu.  Vinh và nhục.  Hạnh phúc và bất hạnh.  Tính ngay thẳng, lòng trung thực.  Tính nguyên tắc, sự kiên tâm.  Tính khiêm tốn, sự lễ độ.  Tính hào hiệp, sự tế nhị.  Tính tiết kiệm, sự giản dị.  Lòng dũng cảm, phẩm chất anh hùng. Ngày nay trong nền kinh tế thị trƣờng và sự hội nhập quốc tế, thì khái niệm đạo đức cũng có thay đổi theo tƣ duy và nhận thức mới. Tuy nhiên, không có nghĩa 14

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét