Thứ Năm, 14 tháng 4, 2016
Biện pháp phát triển đội ngũ cán bộ quản lí các trường tiểu học huyện Ân Thi, tỉnh Hưng Yên giai đoạn 2013- 2020
chất lượng, gian lận trong thi cử, bệnh thành tích trong giáo dục nhằm nâng
cao hiệu quả và chất lượng toàn diện đang là vấn đề vô cùng khó khăn đối với
ngành giáo dục nói riêng và của các cấp, các ngành nói chung.
Cán bộ quản lí giáo dục giữ vai trò quan trọng trong việc tổ chức, quản
lý, điều hành các hoạt động giáo dục. Chính vì vậy, nhà nước cần có kế hoạch
xây dựng và nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ quản lí giáo dục nhằm phát
huy vai trò và trách nhiệm của cán bộ quản lí giáo dục, đảm bảo việc xây dựng
“nền giáo dục Việt Nam là nền giáo dục XHCN có tính nhân dân, dân tộc, khoa
học, hiện đại, lấy chủ nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh làm nền
tảng”.
Cán bộ quản lí trường tiểu học vừa là nhà lãnh đạo, nhà quản lí, nhà
giáo, nhà hoạt động xã hội, nên đòi hỏi họ phải đạt những yêu cầu cao về phẩm
chất và năng lực để quản lí, lãnh đạo nhà trường hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ.
Muốn có đội ngũ cán bộ quản lí trường tiểu học đủ về số lượng, đảm bảo
chất lượng cần phải làm tốt công tác quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ
quản lí. Để thực hiện tốt công tác phát triển cán bộ quản lí nói chung, cán bộ
quản lí trường tiểu học nói riêng cần phải có hệ thống lí luận về công tác xây
dựng quy hoạch, phát triển cán bộ quản lí dẫn đường.
Chỉ thị 40-CT/TƯ ngày 15 tháng 6 năm 2004 của Ban Bí thư Trung
ương Đảng về việc xây dựng, nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo và cán bộ
quản lí giáo dục đã xác định:“Phải tăng cường xây dựng đội ngũ nhà giáo và
cán bộ quản lí giáo dục một cách toàn diện. Đây là nhiệm vụ vừa đáp ứng yêu
cầu trước mắt, vừa mang tính chiến lược lâu dài, nhằm thực hiện thành công
chiến lược phát triển giáo dục 2001-2010 và chấn hưng đất nước. Mục tiêu là
xây dựng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lí giáo dục được chuẩn hóa, đảm
bảo chất lượng, đủ về số lượng, đồng bộ về cơ cấu, đặc biệt chú trọng nâng
cao bản lĩnh chính trị, phẩm chất, lối sống, lương tâm, tay nghề của nhà giáo;
thông qua việc quản lí, phát triển đúng định hướng và có hiệu quả sự nghiệp
giáo dục để nâng cao chất lượng đào tạo nguồn nhân lực, đáp ứng những đòi
hỏi ngày càng cao của sự nghiệp CNH - HĐH đất nước”.
2
Đề án về nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lí giáo
dục đặt ra mục tiêu, đề xuất các giải pháp nhằm phát triển đội ngũ giáo viên và
cán bộ quản lí giáo dục đủ về số lượng, đảm bảo về chất lượng, đồng bộ về cơ
cấu. Để thực hiện được mục tiêu trên thì việc tăng cường công tác dự báo, đổi
mới công tác quy hoạch, kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng, kiện toàn đội ngũ nhà
giáo, cán bộ quản lí giáo dục là rất cần thiết.
1.2. Về thực tiễn
Ân Thi là một huyện nằm ở phía Đông Nam tỉnh Hưng Yên; toàn huyện
hiện có 21 trường tiểu học. Trong những năm qua, giáo dục nói chung và giáo
dục Tiểu học nói riêng của huyện Ân Thi đã đạt những thành tựu quan trọng,
góp phần vào việc phát triển kinh tế xã hội của địa phương. Đội ngũ cán bộ
quản lí và giáo viên từng bước được cải thiện cả về số lượng và chất lượng.
Nhận thức rõ vị trí, tầm quan trọng của cán bộ và công tác cán bộ, đặc biệt
trong lĩnh vực giáo dục - đào tạo, trong những năm qua Huyện ủy - HĐND UBND huyện đã rất chú trọng công tác phát triển đội ngũ CBQL giáo dục nói
chung và phát triển đội ngũ CBQL các trường tiểu học nói riêng. Nghị quyết
Đại hội huyện Đảng bộ khóa XXIV, nhiệm kỳ 2010-2015 của huyện đã đề ra
Chương trình phát triển giáo dục - đào tạo giai đoạn 2010-2015 định hướng
đến năm 2020, trong đó có công tác phát triển đội ngũ CBQL các cấp học. Mặc
dù, công tác xây dựng phát triển đội ngũ cán bộ quản lý giáo dục đã có sự quan
tâm và đã có những chuyển biến mạnh mẽ, nhưng nhìn chung đội ngũ cán bộ
quản lý trường tiểu học huyện Ân Thi hiện nay xét về số lượng, cơ cấu và chất
lượng còn có phần chưa đáp ứng tốt yêu cầu ngày càng cao của giáo dục và
nhiệm vụ đặt ra trong thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Vì vậy,
vấn đề phát triển đội ngũ cán bộ quản lý các trường tiểu học huyện Ân Thi,
tỉnh Hưng Yên trong giai đoạn hiện nay là rất quan trọng đối với ngành giáo
dục - đào tạo huyện nhà. Vấn đề nghiên cứu phát triển đội ngũ cán bộ quản lí
trường tiểu học của huyện Ân Thi sẽ là cơ sở cho việc xây dựng kế hoạch để
phát triển, sắp xếp đội ngũ cán bộ quản lí, bồi dưỡng, nâng cao chất lượng cán
bộ quản lí về chuyên môn, nghiệp vụ quản lí giáo dục và lí luận chính trị, đáp
ứng yêu cầu phát triển giáo dục tiểu học của huyện.
3
Trong thời gian tới, quy mô phát triển giáo dục tiểu học của huyện có
thể có nhiều thay đổi. Đội ngũ cán bộ quản lí của huyện đang có những biến
động, vì vậy việc phát triển đội ngũ cán bộ quản lí trường tiểu học huyện Ân
Thi, tỉnh Hưng Yên đảm bảo đủ về số lượng, mạnh về chất lượng, có cơ cấu
hợp lí, đáp ứng yêu cầu phát triển giáo dục tiểu học của huyện trong giai đoạn
2013-2020 và những năm tiếp theo là hết sức cần thiết.
Từ những cơ sở lí luận và thực tiễn nêu trên, tôi chọn đề tài “Biện pháp
phát triển đội ngũ cán bộ quản lí các trƣờng tiểu học huyện Ân Thi, tỉnh
Hƣng Yên giai đoạn 2013- 2020” để nghiên cứu với mong muốn đề xuất các
biện pháp để phát triển đội ngũ CBQL các trường tiểu học huyện Ân Thi, tỉnh
Hưng Yên giai đoạn 2013-2020 đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của sự nghiệp
phát triển giáo dục và đào tạo.
2. Mục đích nghiên cứu
Đề xuất các biện pháp phát triển đội ngũ hiệu trưởng, phó hiệu trưởng các
trường tiểu học đáp ứng yêu cầu của sự phát triển giáo dục tiểu học ở địa phương.
3. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Nghiên cứu cơ sở lí luận về phát triển đội ngũ CBQL trường học; các
yếu tố ảnh hưởng, chi phối việc phát triển đội ngũ CBQL trường tiểu học.
- Đánh giá thực trạng đội ngũ CBQL và công tác phát triển đội ngũ
CBQL các trường tiểu học của huyện Ân Thi, tỉnh Hưng Yên; lí giải nguyên
nhân và phương hướng khắc phục những hạn chế, yếu kém.
- Định hướng và đề xuất những biện pháp thực hiện phát triển đội ngũ
cán bộ quản lí trường tiểu học huyện Ân Thi giai đoạn 2013-2020. Khảo
nghiệm về mức độ cần thiết và khả thi của các biện pháp.
4. Khách thể và đối tƣợng nghiên cứu
4.1. Khách thể nghiên cứu:
Công tác phát triển đội ngũ CBQL trường tiểu học huyện Ấn Thi, tỉnh
Hưng Yên.
4.2. Đối tượng nghiên cứu:
Các biện pháp phát triển đội ngũ CBQL các trường tiểu học ở huyện Ân
Thi, tỉnh Hưng Yên (giai đoạn 2013 - 2020).
4
5. Vấn đề nghiên cứu:
Đề tài tập trung nghiên cứu vấn đề:
- Cơ sở lý luận và thực trạng phát triển đội ngũ CBQL các trường tiểu
học, trên cơ sở đó đề xuất các biện pháp quản lý nhằm nâng cao chất lượng đội
ngũ CBQL các trường tiểu học.
- Các biện pháp thực hiện công tác phát triển đội ngũ cán bộ quản lí
trường tiểu học huyện Ân Thi, tỉnh Hưng Yên đến 2020.
6. Giả thuyết khoa học
Hiện nay, chất lượng, cơ cấu đội ngũ CBQL trường tiểu học ở huyện Ân Thi
trước yêu cầu của đổi mới giáo dục còn có một số hạn chế và bất cập. Nếu đề xuất
được các biện pháp phát triển đội ngũ CBQL trường tiểu học phù hợp và đồng bộ
sẽ góp phần nâng cao được chất lượng, cân đối được về mặt cơ cấu của đội ngũ này
đáp ứng được yêu cầu đổi mới giáo dục nói chung và ở địa phương nói riêng.
7. Giới hạn và phạm vi nghiên cứu
7.1. Giới hạn về đối tượng nghiên cứu
Đề tài này chỉ tập trung nghiên cứu cơ sở khoa học của việc phát triển và
đề xuất biện pháp phát triển đội ngũ hiệu trưởng, phó hiệu trưởng các trường
tiểu học thuộc huyện Ân Thi, tỉnh Hưng Yên, giai đoạn 2013 - 2020.
7.2. Giới hạn về khách thể khảo sát
Lãnh đạo, chuyên viên Ban Tổ chức Huyện ủy, phòng Nội vụ, phòng
Giáo dục và Đào tạo huyện; cán bộ quản lí và một số giáo viên tiểu học trên
địa bàn huyện.
8. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
- Ý nghĩa lý luận: Kết quả nghiên cứu của Đề tài góp phần bổ sung làm
sáng tỏ hơn lý luận giáo dục về xây dựng và phát triển đội ngũ CBQL giáo dục
ở các trường phổ thông nói chung và các trường tiểu học nói riêng.
- Ý nghĩa thực tiễn: Kết quả nghiên cứu của Đề tài đặc biệt là các biện
pháp xây dựng, phát triển đội ngũ CBQL các trường tiểu học không chỉ áp
dụng ở huyện Ân Thi mà còn là cơ sở để các trường tiểu học các huyện khác
trong tỉnh cũng như trên toàn quốc và có thể áp dụng. Nó còn có giá trị tham
khảo cho các nhà quản lý giáo dục.
5
9. Phƣơng pháp nghiên cứu
9.1. Phương pháp nghiên cứu lí luận
Thu thập, nghiên cứu tài liệu, văn bản, vận dụng các quan điểm lý luận
liên quan đến công tác quản lý, nhằm phát triển đội ngũ cán bộ quản lý các
trường tiểu học huyện Ân Thi, tỉnh Hưng Yên.
9.2. Các phương pháp nghiên cứu thực tiễn
9.2.1. Phương pháp điều tra bằng phiếu hỏi
Xây dựng bảng hỏi và tiến hành trưng cầu ý kiến của lãnh đạo và chuyên
viên Ban Tổ chức Huyện uỷ, phòng Nội vụ, phòng Giáo dục và Đào tạo, Hiệu
trưởng, Phó Hiệu trưởng, một số giáo viên các trường tiểu học trên địa bàn
huyện Ân Thi, tỉnh Hưng Yên.
Tổng hợp kết quả để đánh giá thực trạng đội ngũ CBQL và công tác phát
triển đội ngũ CBQL trường tiểu học của huyện.
9.2.2. Phương pháp quan sát:
Quan sát hoạt động quản lý của các Hiệu trưởng, Phó Hiệu trưởng
trường tiểu học thuộc địa bàn nghiên cứu, từ đó đề xuất các biện pháp cần thiết
và khả thi nhằm thực hiện có hiệu quả việc phát triển đội ngũ CBQL các
trường tiểu học huyện Ân Thi giai đoạn 2013-2020.
9.2.3. Phương pháp chuyên gia
Tham khảo ý kiến của một số chuyên gia về lĩnh vực giáo dục và quản
lý giáo dục bậc tiểu học để đánh giá đúng thực trạng công tác phát triển đội
ngũ CBQL các trường tiểu học huyện Ân Thi từ đó đề xuất các biện pháp cần
thiết và khả thi nhằm thực hiện có hiệu quả việc phát triển đội ngũ CBQL các
trường tiểu học huyện Ân Thi giai đoạn 2013-2020.
9.2.4. Phương pháp tổng kết kinh nghiệm thực tiễn
Phân tích, đánh giá thực trạng từ các nguồn thông tin thu thập được như
các loại báo cáo, kết quả phỏng vấn, kết quả điều tra bằng phiếu hỏi. Từ đó
tổng hợp, hệ thống hoá và rút ra những kết luận làm cơ sở để đề xuất các biện
pháp phát triển đội ngũ CBQL trường tiểu học huyện Ân Thi, tỉnh Hưng Yên
giai đoạn 2013-2020.
6
9.2.5. Phương pháp phỏng vấn:
Phỏng vấn trực tiếp lãnh đạo và chuyên viên Ban Tổ chức Huyện uỷ,
phòng Nội vụ, phòng Giáo dục và Đào tạo; Hiệu trưởng, Phó Hiệu trưởng các
trường tiểu học trên địa bàn huyện Ân Thi, tỉnh Hưng Yên về công tác phát
triển đội ngũ CBQL trường tiểu học của huyện trong giai đoạn hiện tại, từ đó
đề xuất các biện pháp phát triển đội ngũ CBQL trường tiểu học huyện Ân Thi,
tỉnh Hưng Yên giai đoạn 2013-2020.
9.2.6. Phương pháp khảo nghiệm
Kiểm chứng mức độ cần thiết và mức độ khả thi của các biện pháp đề
xuất để thực hiện phát triển đội ngũ CBQL trường tiểu học huyện Ân Thi, tỉnh
Hưng Yên giai đoạn 2013-2020.
9.3. Phương pháp thống kê toán học.
Dùng phương pháp thống kê toán học để tổng hợp, phân tích, xử lí các
số liệu, từ đó đưa ra các nhận xét và kết luận cho từng nội dung cụ thể.
10. Cấu trúc luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, khuyến nghị, danh mục tài liệu tham khảo
và các phụ lục, luận văn được cấu trúc thành 3 chương:
Chƣơng 1: Cơ sở lí luận của vấn đề phát triển đội ngũ cán bộ quản lý
trường tiểu học.
Chƣơng 2: Thực trạng đội ngũ quản lý và công tác phát triển đội ngũ
CBQL trường tiểu học huyện Ân Thi, tỉnh Hưng Yên.
Chƣơng 3: Biện pháp phát triển đội ngũ cán bộ quản lí các trường tiểu
học huyện Ân Thi, tỉnh Hưng Yên giai đoạn 2013-2020.
7
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét