Thứ Sáu, 1 tháng 4, 2016

Phát triển đội ngũ cán bộ quản lý trường Cao đẳng nghề Cơ điện Hà Nội

4. Khách thể và đối tƣợng nghiên cứu Khách thể nghiên cứu: Đội ngũ cán bộ quản lý trườ ng cao đẳ ng nghề . Đối tượng nghiên cứu: Viê ̣c phát triể n đô ̣i ngũ cán bô ̣ quản lý Trườ ng Cao đẳ ng nghề Cơ điê ̣n Hà Nội. 5. Vấn đề nghiên cứu Đề tài tập trung vào nghiên cứu hai vấn đề cơ bản sau: - Phát triển đội ngũ cán bộ quản lý gồm những nội dung gì? - Cầ n có những giải pháp nào để phát triể n hiê ̣u quả đô ̣i ngũ cán bô ̣ quản lý trườ ng cao đẳ ng nghề ? 6. Giả thuyết khoa học Đội ngũ cán bộ quản lý đóng vai trò quan trọng trong việc định hướng và chỉ đạo thực hiện các hoạt động của trường cao đẳ ng nghề . Vì vậy, nế u có những biê ̣n pháp phù hơ ̣p để phát triển đội ngũ cán bộ quản lý , sẽ góp phần nâng cao đươ ̣c chấ t lươ ̣ng đào ta ̣o nghề của trường và đáp ứng đươ ̣c những mục tiêu đã đặt ra. 7. Giới hạn và phạm vi nghiên cứu Đề tài nghiên cứu các vấ n đề liên quan đế n quản lý phát triển đội ngũ cán bộ quản lý của Trườ ng Cao đẳ ng nghề Cơ điê ̣n Hà Nô ̣i từ năm 2010 đến 2020. Đội ngũ cán bộ quản lý được khảo sát là Hiê ̣u trưởng, Hiê ̣u phó và các trưởng phó phòng chức năng, trưởng phó bộ môn tại trường Cao đẳng nghề Cơ điê ̣n Hà Nô ̣i. 8. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài - Ý nghĩa lý luận của đề tài : Cung cấ p một cách rõ ràng và hệ thống cơ sở lý luận những vấn đề cơ bản về phát triển đội ngũ cán bộ quản lý các trường cao đẳ ng nghề - Ý nghĩa thƣ̣c tiễn của đề tài : 3 Những giải pháp trên có thể đươ ̣c áp du ̣ng rô ̣ng rai trong viê ̣c phát triể n ̃ đô ̣i ngũ cán bô ̣ quản lý các trường cao đẳ ng nghề trong cả nước và đáp ứng đươ ̣c yêu cầ u đố i với da ̣y nghề trong giai đoa ̣n hiê ̣n nay. 9. Phƣơng pháp nghiên cứu Luận văn sử dụng một số phương pháp nghiên cứu sau: - Nhóm phương pháp nghiên cứu lý luận: Sưu tầm, đọc tài liệu, nghiên cứu các văn bản về đô ̣i ngũ cán bô ̣ quản lý, năng lực và phát triể n đô ̣i ngũ cán bộ quản lý trong lĩnh vực dạy nghề. - Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn: Quan sát, điều tra - khảo sát bằng phiếu hỏi, tổng kết kinh nghiệm, tham vấn chuyên gia. - Nhóm phương pháp xử lý thông tin: Định lượng, định tính, thống kê và phân tích thống kê. 10. Cấu trúc của luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận và khuyến nghị, tài liệu tham khảo và phụ lục, luận văn dự kiến được trình bày theo 3 chương: Chƣơng 1: Cơ sở lý luận về phát triển đội ngũ cán bộ quản lý trường cao đẳ ng nghề Chƣơng 2: Thực trạng về phát triển đội ngũ cán bô ̣ quản lý tại Trường Cao đẳ ng nghề Cơ điê ̣n Hà Nội Chƣơng 3: Giải pháp phát triển đội ngũ cán bộ quản lý tại Trườ ng Cao đẳ ng nghề Cơ điê ̣n Hà Nội 4 CHƢƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÁT TRIỂN ĐỘI NGŨ CÁN BỘ QUẢN LÝ ̉ ̀ TRƢƠNG CAO ĐĂNG NGHỀ 1.1. Các khái niệm cơ bản 1.1.1. Quản lý, quản lý giáo dục, quản lý nhà trường 1.1.1.1. Quản lý Theo Từ điển Tiếng Việt thuật ngữ "quản lý" được định nghĩa là: "Tổ chức, điều khiển hoạt động của một đơn vị, cơ quan". Quản lý là hoạt động có mục đích, được tiến hành bởi một chủ thể quản lý nhằm tác động lên khách thể quản lý để thực hiện các mục tiêu xác định của công tác quản lý. Trong mỗi chu trình quản lý, chủ thể quản lý tiến hành những hoạt động theo chức năng quản lý như xác định mục tiêu, hoạch định các chủ trương, chính sách, kế hoạch, tổ chức chỉ đạo thực hiện, phối hợp, kiểm tra, huy động và sử dụng các nguồn lực cơ bản như tài lực, vật lực, nhân lực...để thực hiện các mục tiêu, mục đích mong muốn trong bối cảnh và thời gian nhất định. Trong cuốn "Lý luận quản lý nhà nước" của tác giả Mai Hữu Khuê, xuất bản năm 2003 có định nghĩa về quản lý như sau: "Quản lý là một phạm trù có liên quan mật thiết với hiệp tác và phân công lao động, nó là một thuộc tính tự nhiên của mọi lao động hiệp tác. Từ khi xuất hiện những hoạt động quần thể của loài người thì đã xuất hiện sự quản lý. Sự quản lý đã có trong cả xã hội nguyên thuỷ, ở đó con người phải tập hợp với nhau để đấu tranh với thế giới tự nhiên, muốn sinh tồn con người phải tổ chức sản xuất, tổ chức phân phối". F.W.Taylor cho rằng: "Quản lý là biết chính xác điều muốn người khác làm và sau đó thấy rằng họ đã hoàn thành công việc một cách tốt nhất và rẻ nhất". 5 H.Koontz thì khẳng định: "Quản lý là một hoạt động thiết yếu, nó đảm bảo phối hợp những nỗ lực hoạt động cá nhân nhằm đạt được các mục đích của nhóm". Mục tiêu của quản lý là hình thành một môi trường mà trong đó con người có thể đạt được các mục đích của nhóm với thời gian, tiền bạc, vật chất và sự bất mãn cá nhân ít nhất. Quản lý là một trong những loại hình lao động quan trọng nhất trong các hoạt động của con người. Quản lý đúng tức là con người đã nhận thức được quy luật, vận động theo quy luật và sẽ đạt được thành công theo ý muốn. Theo quan điểm chính trị xã hội: "Quản lý là sự tác động liên tục, có tổ chức, có định hướng của chủ thể (người quản lý, người tổ chức quản lý) lên khách thể (đối tượng quản lý) về các mặt chính trị, văn hoá, xã hội, kinh tế...bằng một hệ thống luật lệ, các chính sách, các nguyên tắc, các phương pháp và các biện pháp cụ thể nhằm tạo ra môi trường và điều kiện cho sự phát triển của đối tượng" Theo quan điểm tiếp cận hệ thống: “Quản lí là quá trình lập kế hoạch, tổ chức, lãnh đạo và kiểm tra các công việc của các thành viên thuộc một hệ thống đơn vị và việc sử dụng các nguồn lực phù hợp để đạt được các mục đích xác định”. Mặc dù có những cách diễn đạt khác nhau, song có thể khái quát nội dung cơ bản của quản lí được đề cập đến trong các khái niệm trên như sau: - Quản lí là thuộc tính bất biến, nội tại của mọi quá trình hoạt động xã hội. Lao động quản lí là điều kiện quan trọng để làm cho xã hội loài người tồn tại, vận hành phát triển. - Quản lí được thực hiện với một tổ chức hay một nhóm xã hội. - Quản lí là những tác động có tính hướng đích, là những tác động phối hợp nỗ lực của các cá nhân thực hiện mục tiêu của tổ chức. 6 - Quản lí bao giờ cũng là quản lí con người, trong đó chủ yếu bao gồm chủ thể quản lí và đối tượng quản lí giữ vai trò trung tâm trong chu trình, hoạt động quản lí. - Quản lí là sự tác động mang tính chủ quan nhưng phải phù hợp với qui luật khách quan. Như vậy, với cách hiểu quản lí là quản lí tổ chức của con người, hoạt động của con người, tôi lựa chọn cách hiểu quản lí như sau: Quản lí là sự tác động có tổ chức, có hướng đích của chủ thể quản lí (người quản lí) theo kế hoạch chủ động và phù hợp với qui luật khách quan tới khách thể quản lí (người bị quản lí) nhằm tạo ra hiệu quả cần thiết vì sự tồn tại, ổn định và phát triển của tổ chức. Theo cách hiểu trên, quản lí luôn tồn tại với tư cách như là một hệ thống bao gồm những thành tố cấu trúc cơ bản sau: - Chủ thể quản lí: là trung tâm thực hiện những hoạt động khai thác, tổ chức và thực hiện nguồn lực của tổ chức; thực hiện những tác động hướng đích, có chủ định đến đối tượng quản lí. Chủ thể quản lí có thể là cá nhân hoặc tập thể. - Đối tượng quản lí: là những đối tượng chịu tác động và thay đổi dưới những tác động hướng đích có chủ định của chủ thể quản lí. Đối tượng quản lí là con người (cá nhân và tập thể) trong tổ chức và các yếu tố được sử dụng là nguồn lực của tổ chức (thông qua việc khai thác, tổ chức thực hiện). - Cơ chế quản lí: là phương thức vận động hợp qui luật của hệ thống quản lí, mà trước hết là sự tác động lẫn nhau một cách hợp qui luật trong quá trình quản lí. - Mục tiêu quản lí: là trạng thái tương lai, cái tiêu điểm tương lai hay cái kết quả cuối cùng mà một tổ chức mong muốn đạt đến. 7 Mục tiêu Nội dung Phƣơng pháp Đối tƣợng quản lí Chủ thể quản lí Cơ chế quản lí Hình 1. 1: Sơ đồ mô tả hệ thống cấu trúc quản lí Quản lý có 4 chức năng cơ bản là 4 khâu liên quan mật thiết với nhau, đó là: - Kế hoạch hoá: Là làm cho việc thực hiện có kế hoạch trên diện rộng, quy mô lớn. Căn cứ vào thực trạng và dự định của tổ chức để xác định mục tiêu, mục đích, xác định những biện pháp trong thời kỳ nhằm đạt mục tiêu dự định. - Tổ chức: Là quá trình hình thành nên những cấu trúc quan hệ giữa các thành viên, bộ phận nhằm đạt mục tiêu kế hoạch. Nhờ việc tổ chức có hiệu quả, người quản lý có thể phối hợp điều phối các nguồn lực, vật lực, nhân lực. - Chỉ đạo: Đó chính là phương thức tác động của chủ thể quản lý. Lãnh đạo bao hàm việc liên kết, liên hệ với người khác, động viên họ hoàn thành nhiệm vụ để đạt được mục tiêu của tổ chức. - Kiểm tra: Thông qua một cá nhân, hay một nhóm tổ chức để xem xét thực tế, theo dõi, giám sát thành quả hoạt động, tiến hành uốn nắn, sửa chữa những hoạt động sai. Đây chính là quá trình tự điều chỉnh của hoạt động quản lý. Các chức năng quản lí có mối quan hệ gắn bó chặt chẽ với nhau, đan xen và ảnh hưởng lẫn nhau. Khi thực hiện chức năng này thường liên quan đến các chức năng khác và ở mức độ khác nhau. Các chức năng đều cần đến yếu tố thông tin để hoạch định kế hoạch; cơ cấu tổ chức; chuyển tải mệnh lệnh chỉ đạo và phản hồi và thông tin kết quả hoạt động. 8

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét