Thứ Hai, 4 tháng 4, 2016
Biện pháp quản lý đội ngũ giáo viên các trường trung học phổ thông ngoài công lập, Thành phố Hà Nội trong bối cảnh hiện nay
4. Nhiêm vụ nghiên cứu
4.1. Hệ thống được các cơ sở lý luận về quản lý đội ngũ giáo viên các trường
Trung học phổ thông ngoài công lập.
4.2. Khảo sát, phân tích, đánh giá thực trạng về công tác quản lý đội ngũ giáo
viên các trường Trung học phổ thông ngoài công lập trên địa bàn Thành phố
của Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội.
4.3. Đề xuất các biện pháp quản lý đội ngũ giáo viên các trường Trung học
phổ thông ngoài công lập thành phố Hà Nội trong bối cảnh hiện nay.
5. Giả thuyết khoa học
Hiện nay đội ngũ giáo viên các trường Trung học phổ thông ngoài công
lập trên địa bàn Hà Nội thường xuyên có sự biến động về số lượng, tỉ lệ giáo
viên cơ hữu, trình độ chuyên môn nghiệp vụ sư phạm, chất lượng lên lớp của
các giáo viên còn nhiều bất cập. Đồng thời với chính sách đẩy mạnh xã hội
hoá giáo dục của Nhà nước và Thành phố Hà Nội, trong thời gian tới mạng
lưới các trường ngoài công lập nói chung và các trường Trung học phổ thông
ngoài công lập nói riêng sẽ có những bước phát triển mạnh mẽ về nhiều khía
cạnh: Số lượng, năng lực đầu tư, định hướng phát triển, mô hình hoạt động….
Vậy để quản lý một cách có hiệu quả đối với đội ngũ giáo viên các trường
Trung học phổ thông ngoài công lập, Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội cần có
các biện pháp phù hợp với tình hình hiện nay và trong thời gian tới. Góp phần
từng bước nâng cao chất lượng giáo dục của các trường Trung học phổ thông
ngoài công lập trên địa bàn Thành phố Hà Nội trong bối cảnh hiện nay.
6. Phạm vi nghiên cứu
6.1. Giới hạn về nội dung
Đề tài tập trung khảo sát, nghiên cứu thực trạng quản lý đội ngũ giáo
viên các trường Trung học phổ thông ngoài công lập trên địa bàn Thành phố
của Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội.
3
6.2. Giới hạn về đơn vị khảo sát
Đề tài chỉ đề cập đến công tác quản lý đội ngũ giáo viên các trường
Trung học phổ thông ngoài công lập trên địa bàn Thành phố của Sở Giáo dục
và Đào tạo Hà Nội trong giai đoạn hiện nay.
7. Phƣơng pháp nghiên cứu
7.1. Phương pháp nghiên cứu lý thuyết
Thu thập, đọc, phân tích, tổng hợp, so sánh và hệ thống hoá các tài liệu
liên quan: Các văn bản, sách báo, tài liệu, báo cáo của phòng/ban liên quan
của Sở Giáo dục và Đào tạo; các Trường Trung học phổ thông, các công trình
nghiên cứu khoa học có liên quan đến đề tài.
7.2. Phương pháp nghiên cứu bằng thực tiễn
7.2.1. Phương pháp điều tra bằng phiếu
Điều tra bằng phiếu thăm dò ý kiến của Cán bộ quản lý các trường
Trung học phổ thông ngoài công lập, Cán bộ quản lý các trường Trung học
phổ thông công lập, Cán bộ quản lý; chuyên viên các phòng/ban của Sở Giáo
dục và đào tạo Hà Nội để làm rõ thực trạng và đưa ra các giải pháp quản lý
đội ngũ giáo viên Trung học phổ thông ngoài công lập, góp phần nâng cao
chất lượng giáo dục của các trường Trung học phổ thông ngoài công lập trên
địa bàn Thành phố Hà Nội.
7.2.2. Phương pháp quan sát
Tham dự các cuộc họp của Sở Giáo dục và Đào tạo với các trường
Trung học phổ thông ngoài công lập, tham dự một số đoàn thanh tra của Sở
Giáo dục và Đào tạo đến các trường Trung học phổ thông ngoài công lập.
7.2.3. Phương pháp phỏng vấn
Tiến hành gặp gỡ trao đổi với Ban Giám hiệu một số trường Trung học
phổ thông công lập; ngoài công lập, lãnh đạo; chuyên viên các phòng/ban có
liên quan, gặp gỡ và xin ý kiến đánh giá từ Ban Giám đốc Sở Giáo dục và
Đào tạo về các vấn đề liên quan đến công tác quản lý đội ngũ giáo viên các
4
trường Trung học phổ thông ngoài công lập theo hướng quản lý đội ngũ giáo
viên nhằm nâng cao hiệu quả giảng dạy trong các trường Trung học phổ
thông ngoài công lập.
7.2.4. Phương pháp xử lý số liệu bằng tính thống kê:
Thống kê, phân tích và xử lý số liệu thu thập được để rút ra kết luận
8. Cấu trúc luận văn
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Khuyến nghị, Danh mục tài liệu tham
khảo và Phụ lục, nội dung Luận văn dự kiến trình bày trong 3 chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận về quản lý đội ngũ giáo viên trường Trung
học phổ thông ngoài công lập.
Chương 2: Thực trạng quản lý đội ngũ giáo viên các trường Trung học
phổ thông ngoài công lập Thành phố Hà Nội trong bối cảnh hiện nay.
Chương 3: Biện pháp quản lý đội ngũ giáo viên các trường Trung học
phổ thông ngoài công lập thành phố Hà Nội trong bối cảnh hiện nay.
5
CHƢƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ ĐỘI NGŨ GIÁO VIÊN
TRƢỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG NGOÀI CÔNG LẬP
1.1. Tổng quan lịch sử nghiên cứu vấn đề
Cuộc cách mạng khoa học - công nghệ những năm đầu của thể kỷ XXI
với những bước tiến nhảy vọt đưa thế giới chuyển mình từ nền văn minh công
nghiệp sang nền văn minh trí thức; Hội nhập kinh tế quốc tế và quá trình toàn
cầu hóa là xu thế tất yếu có ảnh hưởng lớn đến sự phát triển của tất cả các
quốc gia trên thế giới và nền kinh tế toàn cầu hướng tới một giai đoạn mới,
giai đoạn của nền kinh tế tri thức. Hơn bao giờ hết giáo dục đang bước ra khỏi
vị trí truyền thống đóng vai trò quan trọng trong tư duy phát triển của mỗi
quốc gia. Giáo dục vừa là động lực cho việc thực hiện kinh tế tri thức, vừa là
hạ tầng xã hội cho việc hình thành xã hội tri thức.
Do đó trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội vai trò của giáo dục
không ngừng được củng cố và tăng cường. Giáo dục đóng vai trò hết sức quan
trọng trong chiến lược phát triển ở mọi đất nước thậm chí nó còn được đặt ở
vị trí hàng đầu. Đây thực sự là cuộc cách mạng trong các quan niệm, các cách
tiếp cận, nó đòi hỏi con người phải đổi mới cách nghĩ, cách làm để thích nghi
và làm chủ sự phát triển. Với tầm quan trọng của giáo dục trong nền kinh tế
tri thức nhiều quốc gia trên thế giới đã nhạy bén tiến hành nghiên cứu cải
cách giáo dục, đặc biệt là giáo dục phổ thông.
Đối với Việt Nam trong công cuộc đổi mới xây dựng và phát triển đất
nước, chúng ta đã xây dựng một hệ thống giáo dục liên thông và hoàn chỉnh
từ giáo dục mầm non đến giáo dục đại học nhằm đáp ứng một cách tích cực
nhu cầu nâng cao dân trí, nhu cầu nhân lực và nhân tài cho xã hội. Trong suốt
tiến trình ấy, hệ thống giáo dục Việt Nam không ngừng xây dựng và phát
triển đội ngũ giáo viên với quan điểm: Chất lượng đội ngũ giáo viên là nhân
tố quan trọng quyết định chất lượng giáo dục. Nói đến giáo dục, Đảng, Nhà
6
nước và Chủ Tịch Hồ Chí Minh luôn quan tâm, đặc biệt đề cao vai trò của đội
ngũ giáo viên. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nói: "Nhiệm vụ giáo dục rất quan
trọng và vẻ vang, vì nếu không có thầy giáo thì không có giáo dục Bác còn
căn dặn các cô các chú đã thấy trách nhiệm to lớn của mình, đồng thời cũng
thấy khả năng của mình cần được nâng cao thêm lên mãi mới làm tròn nhiệm
vụ". [28,tr.114]. Các nghị quyết của Đảng, Luật Giáo dục Chiến được phát
triển giáo dục và các chủ trương chính sách của Nhà nước ta đều nhất quán
đặt đội ngũ giáo viên vào vị trí trung tâm được xã hội tôn vinh và có vai trò
đặc biệt quan trọng đối với sự phát triển của nền giáo dục Việt Nam Chăm lo
xây dựng và phát triển đội ngũ giáo viên để họ đáp ứng yêu cầu và theo kịp
với sự thay đổi phát triển của giáo dục là trách nhiệm của các cấp quản lý giáo
dục, của bản thân cá nhân giáo viên và của toàn xã hội. Đội ngũ giáo viên là
bộ phận quan trọng của nguồn lực xã hội là nhân tố cơ bản của ngành GD-ĐT
của một nhà trường và hiển nhiên được thừa hưởng tất cả những ưu tiên của
quốc gia về phát triển nguồn nhân lực và cần phải được nghiên cứu đổi mới
kịp thời đáp ứng sự thay đổi và phát triển của nền giáo dục.
Chỉ thị 40-CT/TW ngày 5/6/2004 của Ban Bí thư Trung ương Đảng và
Quyết định số 09/2005/QĐ-TTg ngày 1 1/01/2005 của Thủ tướng Chính phủ
về việc phê duyệt đề án: "Xây dựng, nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo và
cán bộ quản lý giáo dục giai đoạn 2005-2010" [7].
Nghiên cứu về đội ngũ giáo viên, Điều 80 luật Giáo dục 2005 quy định:
Nhà nước có chính sách bồi dưỡng nhà giáo về chuyên môn nghiệp vụ để
nâng cao trình độ và chuẩn hóa nhà giáo. Nhà giáo được cử đi học nâng cao
trình độ bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ được hưởng lương phụ cấp theo
quy định của Chính phủ" [10].
Dự thảo Chiến lược phát triển Giáo dục 2009-2010 của Bộ Giáo dụcĐào tạo đưa ra 11 giải pháp trong đó giải pháp "Xây dựng đội ngũ nhà giáo
và cán bộ quản lý giáo dục được coi là 1 trong 2 giải pháp có tính đột phá.
7
Giải pháp nêu rõ: "Tổ chức các chương trình đào tạo đa dạng nhằm nâng cao
chuẩn trình độ đao tạo cho đội ngũ nhà giáo. Tăng cường các khóa bồi dưỡng
nâng cao năng lực cho đội ngũ giáo viên theo các chương trình tiên tiến các
chương trình hợp tác với nước ngoài để đáp ứng được nhiệm vụ nhà giáo
trong tình hình mới " [1, tr.20]
Nhiều hội thảo khoa học về xây dựng và phát triển đội ngũ giáo viên
dưới góc độ quản lý giáo dục theo ngành học bậc học đã được thực hiện. Có
thể kể đến một số nghiên cứu của các tác giả như tác giả Đặng Quốc Bảo Nguyễn Đắc Hưng [14], Trần Bá Hoành [23], Nguyễn Thị Mỹ Lộc [27], . . .
Nghiên cứu đề tài về phát triển đội ngũ giáo viên gần đây được rất
nhiều tác giả quan tâm và được thể hiện trong nhiều Luận văn thạc sĩ chuyên
ngành Quản lý giáo dục. Các tác giả nghiên cứu về vấn đề phát triển đội ngũ
giáo viên theo bậc học, ngành học trong đó chủ yếu đề cập đến đội ngũ giáo
viên của các trường đại học, cao đẳng và trung học chuyên nghiệp: Nghiên
cứu của tác giả Bùi Anh Tuấn về "Quy hoạch phát triển đội ngũ giáo viên
THCS huyện Từ Liêm Hà Nội đến năn 2015"; Tác giả Đinh Thái Thiện với đề
tài "Các biện pháp xây dựng đội ngũ giáo viên đạt chuẩn ở các trường THPT
huyện Châu Thành tỉnh Trà Vinh đến năm 2010"; Nhưng đề tài nghiên cứu
quản lý đội ngũ giáo viên các trường THPT thì chưa nhiều và đặc biệt đó là
quản lý đội ngũ giáo viên các trường THPT NCL cũng chưa nhiều.
Tổng quan về lịch sử nghiên cứu vấn đê trên, có thể rút ra một số nhận
xét như sau;
Nghiên cứu về sự quản lý đội ngũ giáo viên được triển khai ở nhiều
cấp độ khác nhau đặc biệt dưới góc độ quản lý giáo dục:
- Các nghiên cứu về vấn đề quản lý đội ngũ giáo viên chưa tập trung
vào hai phần chính: nghiên cứu quản lý đội ngũ giáo viên theo cấp học ngành
học; nghiên cứu quản lý đội ngũ giáo viên cho từng loại hình công lập, NCL
(Dân lập, Tư thục)
8
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét