Thứ Tư, 6 tháng 4, 2016

Biện pháp xây dựng kế hoạch triển khai các thành phần phù hợp với mục tiêu chung của dự án giáo dục sử dụng vốn vay ODA

Việc tìm ra các biện pháp xây dựng kế hoạch triển khai các thành phần phù hợp với mục tiêu của Dự án có tính quyết định đảm bảo được các mục tiêu, và như vậy mang lại hiệu quả và chất lượng cho Dự án. 5. Nhiệm vụ nghiên cứu - Nghiên cứu cơ sở lý luận về quản lý Dự án giáo dục sử dụng vốn vay ODA, việc nâng cao hiệu quả triển khai các thành phần phù hợp với mục tiêu chung của Dự án. - Khảo sát thực trạng việc xây dựng kế hoạch và triển khai các thành phần phù hợp với mục tiêu chung của Dự án Phát triển giáo viên Trung học phổ thông và Trung cấp chuyên nghiệp. - Đề xuất một số biện pháp xây dựng kế hoạch triển khai các thành phần phù hợp với mục tiêu của Dự án giáo dục sử dụng nguồn vốn vay ODA, lấy Dự án Phát triển giáo viên Trung học phổ thông và Trung cấp chuyên nghiệp làm cơ sở nghiên cứu và đề xuất. - Khảo sát tính cần thiết, tính khả thi của các biện pháp xây dựng kế hoạch triển khai các thành phần phù hợp với mục tiêu của Dự án giáo dục sử dụng nguồn vón vay ODA. 6. Phạm vi nghiên cứu - Khái quát một số Dự án giáo dục sử dụng nguồn vốn vay ODA, trong đó tập trung vào mục tiêu và các thành phần của Dự án. - Lấy Dự án Phát triển giáo viên Trung học phổ thông và Trung cấp chuyên nghiệp là trường hợp nghiên cứu về thực tiễn. 7. Phƣơng pháp nghiên cứu 7.1. Nhóm phương pháp nghiên cứu lý luận Phân tích, tổng hợp các nguồn tư liệu, số liệu có sẵn về quản lý các Dự án giáo dục sử dụng vốn ODA 7.2. Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn 3 - Tiến hành điều tra bằng bảng hỏi đối với các cán bộ làm công tác quản lý dự án và các cán bộ điều phối triển khai của các dự án. - Nghiên cứu các sản phẩm quản lý của Dự án - Sử dụng phương pháp chuyên gia. 8. Cấu trúc luận văn Luận văn gồm 3 phần: Phần mở đầu, phần nội dung và phần kết luận, kiến nghị. Phần nội dung của Luận văn gồm 3 chương: Chương 1: Cơ sở lý luận của vấn đề nghiên cứu Chương 2: Thực trạng việc xây dựng kế hoạch triển khai các thành phần của Dự án Phát triển giáo viên Trung học phổ thông và Trung cấp chuyên nghiệp sử dụng vốn vay ODA nhằm đảm bảo mục tiêu của Dự án Chương 3: Một số biện pháp xây dựng kế hoạch triển khai các thành phần phù hợp với mục tiêu của Dự án giáo dục sử dụng nguồn vốn vay ODA. Ngoài ra, trong Luận văn còn có Danh mục các tài liệu tham khảo; Phụ lục phục vụ cho việc thực hiện các nhiệm vụ của Luận văn. 4 CHƢƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU Đất nước ta bước vào thập kỉ thứ 2 của thế kỉ XXI với mục tiêu tổng quát phát triển kinh tế - xã hội do Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI xác định là: “Phấn đấu đến năm 2020 nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại, chính trị - xã hội ổn định, dân chủ, kỉ cương, đồng thuận; đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân được nâng lên rõ rệt; độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ được giữ vững; vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế tiếp tục được nâng lên; tạo tiền đề vững chắc để phát triển cao hơn trong giai đoạn sau”. Giáo dục Trung học phổ thông đang đứng trước yêu cầu tiếp tục đổi mới: Đổi mới chương trình sau 2015; đổi mới phương pháp; tăng cường cơ sở vật chất, thiết bị; đổi mới quản lý… nhằm đáp ứng yêu cầu phát triển về quy mô và nâng cao chất lượng, hiệu quả giáo dục, chuẩn bị lực lượng lao động cho thời kì công nghiệp hoá, hiện đại hóa (CNH, HĐH) đất nước vào năm 2020 và những năm tiếp theo. Hiện nay mạng lưới cơ sở giáo dục TCCN phân bổ khắp cả nứơc, đa dạng loại hình trường, ngành nghề, phương thức đào tạo, tuy nhiên hệ thống giáo dục TCCN chưa tiếp cận được với trình độ tiên tiến của các nước trong khu vực, chưa theo kịp sự phát triển của y tế xã hội, chưa thực sự gắn với nhu cầu sử dụng nguồn nhân lực có trình độ của các ngành, địa phương và cả nước. Trong những năm qua, được Đảng và Nhà nước quan tâm tuy nhiên giáo dục chuyên nghiệp vẫn chưa có bước phát triển đáng kể. Tuy nhiên cần có thời gian và sự đóng góp của toàn thể ngành giáo dục để tạo ra nguồn nhân lực có chất lượng cho sư phát triển của đất nước. Việt Nam đã đạt được những tiến bộ quan trọng trong việc nâng cao khả năng tiếp cận giáo dục cho các đối tượng. Thách thức đặt ra không chỉ là tăng số lượng giáo viên được đào tạo mà còn nâng cao chất lượng đào tạo. Chính 5 phủ cũng nhận thấy việc cấp thiết hiện nay là nâng cao phương pháp giảng dạy tại các lớp học nhằm đem lại cho thế hệ sinh viên tương lai và kiến thức và các kỹ năng sáng tạo nhằm góp phần đạt được những mục tiêu phát triển quốc gia. Điều này đỏi hỏi phải nâng cao năng lực của các cơ sở đào tạo giáo viên nhằm hiện đại hóa các phương pháp đào tạo cán bộ. Chính phủ đặc biệt nhấn mạnh việc mở rộng phạm vi nâng cao chất lượng giáo dục nhằm giữ vững tốc độ phát triển kinh tế và duy trì tính cạnh tranh. 1.1. Tổng quan về vấn đề nghiên cứu 1.1.1. Lịch sử của vấn đề nghiên cứu Vấn đề quản lý dự án đã được nhiều tác giả đề cập trong các giáo trình, đề tài: - Quản lý dự án của Gary R. Heerkens, NXB Thống kê, 2004; - Quản trị dự án của TS. Trịnh Thùy Anh, Trường ĐH Mở TP HCM, 2008; - Nâng cao hiệu quả quản lý dự án ODA tại Việt Nam của ThS. Vũ Thu Hằng, Trường ĐH Giao thông Vận tải… Và nhiều các tác giả khác. Đề tài nghiên cứu về quản lý các Dự án giáo dục sử dụng nguồn vốn vay ODA còn khá mới mẻ. Một số nghiên cứu đã được thực hiện trước đây như: - Đề tài “Các biện pháp xây dựng kế hoạch các thành phần đảm bảo hoàn thành các mục tiêu của dự án giáo dục sử dụng vốn vay Ngân hàng Phát triển châu Á” của tác giả Cao Thị Thu Hằng. Tác giả đưa ra cách xây dựng các kế hoạch hoạt động dự án nhằm đạt được mục tiêu. Đề tài phân tích, đưa ra các biện pháp cụ thể trong công tác lập kế hoạch dự án. Những phân tích và kết luận của đề tài mang tính chất tham khảo nhất định. - Đề tài “Những biện pháp nâng cao năng lực quản lý thực hiện Dự án đào tạo giáo viên Trung học cơ sở sử dụng nguồn vốn Ngân hàng Phát triển Châu Á của tác giả Nguyễn Thị Hồng; 6 - Đề tài: “Biện pháp quản lý nguồn vốn vay ODA của Dự án Phát triển giáo dục trung học phổ thông nhằm đảm bảo mục tiêu Dự án” của tác giả Nguyễn Thị Kim Liên. Riêng về “Các biện xây dựng kế hoạch triển khai các thành phần phù hợp với mục tiêu chung của Dự án giáo dục sử dụng vốn vay ODA”, lấy Dự án Phát triển giáo viên Trung học phổ thông và Trung cấp chuyên nghiệp làm trường hợp nghiên cứu chưa có nghiên cứu nào trước đây thực hiện. 1.1.2. Các chương trình, dự án trong lĩnh vực giáo dục sử dụng vốn vay ODA của Bộ Giáo dục và Đào tạo: 1.1.2.1. Dự án Phát triển giáo viên tiểu học 2002 - 2007 a) Mục tiêu: Mục tiêu của dự án phát triển giáo viên tiểu học là hình thành nền tảng cho một chương trình cấp quốc gia để nâng cao chất lượng của dịch vụ giáo dục tiểu học b) Các thành phần: Dự án có bốn thành phần. Thành phần 1: Xây dựng tiêu chuẩn giáo viên chuyên nghiệp thông qua việc hỗ trợ cho Nhóm điều phối chuẩn hoá, áp dụng chuẩn hóa cho các khoá đào tạo và đánh giá giáo viên và tài trợ cho các nghiên cứu hành động để hoàn thiện chuẩn hoá. Thành phần 2: Tài trợ cho một chương trình đào tạo cho giáo viên và các nhà quản lý giáo dục. Hạng mục này đặc biệt tài trợ cho một nghiên cứu đánh giá nhu cầu và các đặc điểm nội dung của các gói đào tạo và chuẩn bị cho các gói đào tạo thử nghiệm, nâng cao năng lực của các cơ sở đào tạo giáo viên, hỗ trợ đánh giá các gói đào tạo và xuất bản và tiến hành các phần đào tạo. Thành phần 3: Nhằm hỗ trợ Nhóm Bảo đảm chất lượng, nâng cấp hệ thống thông tin quản lý nhân sự, xây dựng các chuẩn hóa và các thủ tục phân loại giáo viên, cung cấp thông tin và đào tạo để nâng cấp trường học. Thành phần 4: Hỗ trợ cho việc soạn lại Các nhiệm vụ cho giáo viên. Hạng mục này cũng tài trợ hỗ trợ kỹ thuật và nghiên cứu, chuẩn bị và thảo luận 7 các đề xuất và ủng hộ các thay đổi và các hoạt động xây dựng đồng tâm nhất trí. 1.1.2.2. Dự án Phát triển giáo dục trung học cơ sở (Pha 1. 1998- 2004) a) Mục tiêu: Dự án góp phần Cải tiến nội dung chương trình và biên soạn SGK, sách hướng dẫn giảng dạy cho THCS; (ii) Bồi dưỡng giáo viên các trường CĐSP và giáo viên các trường THCS trong cả nước về chương trình, SGK mới; (iii) Trang bị bổ sung cho các phòng thí nghiệm Lý, Hoá, Sinh, Thư viện, Phòng vi tính, Phòng ngoại ngữ cho các trường CĐSP; (iv) Nâng cấp phòng học cũ, xây thêm phòng học mới và trang bị đồ gỗ, đồ dùng dạy học cho một số trường THCS thuộc vùng quá đông HS, vùng DTTS, vùng chịu ảnh hưởng thiên tai, bão lụt của 22 tỉnh. 1.1.2.3. Dự án Phát triển giáo dục trung học cơ sở (Pha 2: 2004- 2012) a) Mục tiêu: Hỗ trợ nâng cao chất lương, hiệu quả giáo dục trung học cơ sở; hoàn thiện củng cố nhưng kết quả đạt được ở Dự án Phát triển giáo dục trung học sở; hỗ trợ phát triển giáo dục trung học cơ sở ở các địa bàn khó khăn, vùng dân tộc, góp phần đạt và củng cố mục tiêu phổ cập giáo dục trung học cơ sở có chất lượng trong cả nước vào năm 2010. Các mục tiêu cụ thể: - Nâng cao chất lượng và hiệu quả của giáo dục trung học cơ sở thông qua việc hoàn tất quá trình đổi mới chương trình, sách giáo khoa và bồi dưỡng giáo viên - Tăng cường cơ hội tiếp cận công bằng trong giáo dục trung học cơ sở ở những vùng khó khăn. - Tăng cường năng lực quản lý giáo dục trung học cơ sở theo cơ chế phân cấp quản lý mới. b) Các thành phần: Dự án bao gồm 3 thành phần như sau: Thành phần 1: Hỗ trợ các điều kiện nâng cao chất lượng, hiệu quả của giáo dục trung học cơ sở gồm 5 tiểu thành phần. 8

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét