Thứ Tư, 6 tháng 4, 2016
Các biện pháp phát triển đội ngũ giảng viên trường Cán bộ Hội Nông dân Việt Nam trong giai đoạn hiện nay
Chƣơng 1:
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÁT TRIỂN ĐỘI NGŨ GIẢNG VIÊN
1.1. Một số khái niệm công cụ
1.1.1. Đội ngũ giảng viên
1.1.1.1. Giảng viên
Theo Luật Giáo dục năm 2005 thì giảng viên là nhà giáo làm nhiệm vụ
giảng dạy và nghiên cứu khoa học trong các trường cao đẳng, đại học và sau
đại học.
Giảng viên (nhà giáo) là nhân tố ảnh hưởng chính và quyết định đến chất
lượng của giáo dục. Lao động của họ tạo ra sản phẩm là con người được giáo
dục, đào tạo về kiến thức cơ bản, có chuyên môn nghiệp vụ, có kỹ năng lao động
đáp ứng nhu cầu của kinh tế-xã hội. Trong công cuộc đổi mới, mở cửa hội nhập
của đất nước ta hiện nay, lao động của nhà giáo trực tiếp đáp ứng nhu cầu về
nguồn nhân lực, nhân tài cho đất nước. Lao động của nhà giáo đồng thời hình
thành nhân cách cho thế hệ trẻ theo yêu cầu của công cuộc công nghiệp hóa, hiện
đại hóa đất nước. Với nguồn nhân lực hùng hậu được đào tạo sẽ góp phần vào
việc nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực và bồi dưỡng nhân tài mà Đảng và Nhà
nước đang hướng tới.
Không chỉ ý nghĩa xã hội kể trên, lao động của nhà giáo còn có ý nghĩa kinh
tế quan trọng. Trong điều kiện của cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật và công
nghệ tác động mạnh mẽ đến quá trình sản xuất vật chất và tinh thần khiến người
lao động phải đáp ứng trước những thách thức mới. Người lao động buộc phải có
những năng lực thích ứng, phải phù hợp với những thay đổi nhanh chóng của
khoa học và công nghệ; những thay đổi về môi trường lao động đến hệ thống
quản lý điều hành sản xuất. Nó buộc người lao động phải có kỹ năng lao động
sâu hơn, rộng hơn, phải có năng lực đổi mới thích ứng nhanh chóng, cập nhật
nhanh các kỹ thuật công nghệ mới. Nhà giáo sẽ góp phần không nhỏ vào việc tạo
ra sự thay đổi kỹ năng, cách tiếp cận với kỹ thuật, công nghệ mới tạo ra chất
lượng giáo dục, đào tạo tốt hơn đáp ứng nhu cầu của sự phát triển kinh tế ngày
một cao hơn.
Điều 14, Luật giáo dục năm 2005 nêu rõ vai trò của nhà giáo: “Nhà giáo có
vai trò quyết định trong việc đảm bảo chất lượng giáo dục. Nhà giáo phải không
ngừng học tập, rèn luyện, nêu gương tốt cho người học”. Hiện nay trong bối
cảnh giáo dục được coi là “quốc sách hàng đầu”, giáo dục phải liên tục được đổi
mới để đáp ứng với những thay đổi không ngừng trong các lĩnh vực kinh tế,
khoa học, kỹ thuật, văn hóa và xã hội thì yêu cầu đối với đội ngũ nhà giáo cũng
ngày một cao hơn.
Để làm tròn vai trò quyết định của mình đối với việc đảm bảo chất lượng
giáo dục, nhà giáo phải có tiêu chuẩn, nhiệm vụ sau:
* Tiêu chuẩn giảng viên:
- Có phẩm chất đạo đức tốt, lập trường tư tưởng chính trị vững vàng. Phẩm
chất, lập trường tư tưởng của nhà giáo là lòng yêu nước, giác ngộ chủ nghĩa xã
hội. Nó thể hiện ở niềm tin cách mạng trong sáng và cao thượng. Tình cảm này
xuất phát từ lòng yêu nước, lý tưởng cách mạng làm cho dân giàu, nước mạnh,
xã hội công bằng dân chủ văn minh. Điều đó còn thể hiện ở lòng yêu nghề, tâm
huyết với nghề và có nhu cầu làm việc tại các cơ sở đào tạo; có trách nhiệm, yêu
thương học sinh, kiên trì, vị tha và chủ động trong mọi tình huống ứng xử với
học sinh; có lối sống giản dị, khiêm tốn, lịch sự.
- Về trình độ chuyên môn: Phải có bằng cấp đạt chuẩn, trình độ của thầy
phải tương ứng với nhiệm vụ đào tạo được giao, có chuyên môn sâu trong lĩnh
vực mình phụ trách, có khả năng truyền đạt và xử lý tình huống. Luôn luôn trau
dồi, đổi mới phương pháp giảng dạy phù hợp với nội dung, chương trình nhằm
đạt được mục tiêu đào tạo. Đồng thời, giảng viên phải có nghiệp vụ sư phạm, thể
hiện sự độc đáo không chỉ những tri thức, kỹ năng, kỹ xảo mà còn cả việc xử lý
những tình huống khó đòi hỏi có tính tâm lý giáo dục, nhân cách phát triển phù
hợp với các yêu cầu hoạt động nghề nghiệp. Muốn có chất lượng dạy học tốt thì
nhà giáo phải có trình độ sư phạm tốt, phải có hệ thống tri thức giỏi về chuyên
môn, phải nắm được một hệ thống kỹ năng, kỹ xảo nhất định, phải rèn luyện
được những phẩm chất, nhân cách đặc trưng cho nghề dạy học. Điều kiện để
hình thành trình độ sư phạm là nhà giáo phải biết tích luỹ kiến thức khoa học ở
trình độ cao, phải biết nghiên cứu hoa học, phải tích cực tham gia vào các hoạt
động dạy học để tích luỹ thêm kinh nghiệm và phát huy sáng tạo trong việc giải
quyết các nhiệm vụ giảng dạy.
* Nhiệm vụ giảng viên:
- Phải chấp hành nghiêm chỉnh đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách,
pháp luật Nhà nước, thực hiện các quy chế của Bộ Giáo dục và Đào tạo, điều lệ
trường cao đẳng và quy chế tổ chức và hoạt động nhà trường.
- Giảng dạy theo đúng nội dung, chương trình đã được Bộ Giáo dục và Đào
tạo và nhà trường đã quy định: viết giáo trình, phát triển tài liệu phục vụ giảng
dạy, học tập theo sự phân công của nhà trường, khoa, bộ môn.
- Chịu sự giám sát của các cấp quản lý về chất lượng, nội dung, phương
pháp đào tạo và nghiên cứu khoa học.
- Tham gia hoặc chủ trì các đề tài nghiên cứu khoa học, ứng dụng chuyển
giao công nghệ theo sự phân công của nhà trường, khoa, bộ môn.
- Giữ gìn phẩm chất, uy tín, danh dự của nhà giáo; tôn trọng nhân cách của
người học, bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng của người học, hướng dẫn người
học trong học tập, nghiên cứu khoa học, rèn luyện tư tưởng, đạo đức, tác phong,
lối sống.
- Không ngừng tự bồi dưỡng nghiệp vụ, cải tiến phương pháp giảng dạy để
nâng cao chất lượng đào tạo.
- Hoàn thành tốt công tác được trường, khoa, bộ môn giao.
* Quyền của giảng viên:
- Được bố trí giảng dạy theo chuyên môn được đào tạo, xác định nội dung
các giáo trình giảng dạy phù hợp với quy định chung của Bộ Giáo dục và Đào
tạo.
- Lựa chọn phương pháp giảng dạy và phương tiện giảng dạy nhằm phát
huy năng lực cá nhân, đảm bảo chất lượng và hiệu quả đào tạo.
- Được tham gia nghiên cứu khoa học, đào tạo và bồi dưỡng để nâng cao
trình độ chuyên môn nghiệp vụ; được thi nâng bậc, chuyển ngạch giảng viên,
theo quy định của pháp lệnh cán bộ, công chức.
- Được hưởng mọi quyền lợi về vật chất, tinh thần theo các chế độ, chính
sách cho nhà giáo, được hưởng các chế độ nghỉ lễ theo quy định của Nhà nước
và được nghỉ lễ, nghỉ tết, nghỉ học kỳ theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
- Được ký hợp đồng giảng dạy và NCKH tại các cơ sở giáo dục, NCKH
ngoài trường, theo quy định của Bộ Luật lao động và quy chế thỉnh giảng do Bộ
Giáo dục và Đào tạo ban hành.
- Tham gia thực hiện quy chế dân chủ trong nhà trường.
- Được Nhà nước xét tặng các danh hiệu Nhà giáo nhân dân, Nhà giáo Ưu
tú, huy chương “Vì sự nghiệp giáo dục” và các danh hiệu thi đua khác.
1.1.1.2. Vai trò giảng viên
Trong giáo dục, chất lượng giảng viên là một trong những yếu tố quan
trọng quyết định đến chất lượng đào tạo. Giảng viên đóng vai trò của chiếc máy
cái trong quá trình đào tạo. Chất lượng giảng viên là vấn đề then chốt để nâng
cao chất lượng đào tạo của cơ sở đào tạo. Để xác định được chất lượng giảng
viên cần tiến hành đánh giá giảng viên nói chung và hoạt động giảng dạy của
giảng viên nói riêng. Vậy, cần phải có tiêu chí nào để đánh giá chất lượng giảng
viên? Đây là vấn đề không phải dễ, bởi cho đến nay, chưa có thước đo chi tiết,
mang tính chuẩn chung cho tất cả các trường cao đẳng, đại học để tiến hành đánh
giá các mặt về phẩm chất, đạo đức, trình độ chuyên môn và kỹ năng sư phạm của
người giảng viên.
Theo tác giả Nguyễn Đức Chính, để đánh giá giảng viên, trước hết cần dựa
vào chức trách, vai trò của người giảng viên. Tuy nhiên, theo thời gian, chức
trách, vai trò của người giảng viên cũng thay đổi cho phù hợp với thực tế xã hội.
Hiện nay, nhiều nhà nghiên cứu có chung quan điểm về cách xác định các
công việc thuộc chức trách giảng viên:
- Giảng dạy
- Nghiên cứu khoa học
- Phục vụ cộng đồng
- Bổn phận công dân với tư cách là nhà khoa học
Để đánh giá chất lượng giảng viên, có thể thông qua các kênh thông tin
khác nhau như căn cứ vào kết quả học tập và phát triển nhân cách của sinh viên,
kết quả đánh giá cán bộ định kỳ của nhà trường, của đồng nghiệp hoặc có thể
thông qua phiếu thăm dò ý kiến của sinh viên... Vấn đề đặt ra là muốn đánh giá
chính xác, khách quan và công bằng cần xây dựng các tiêu chí chuẩn, phù hợp và
một quy trình đánh giá tốt.
1.1.1.3. Đội ngũ giảng viên
Hiện tại có nhiều cách hiểu khác nhau về thuật ngữ “Đội ngũ”. Các khái
niệm về đội ngũ dùng cho các tổ chức trong xã hội một cách rộng rãi như: đội
ngũ cán bộ công chức; đội ngũ những người tình nguyện… tất cả đều xuất phát
từ cách hiểu theo thuật ngữ “đội ngũ” thường được dùng trong lĩnh vực quân sự.
Tuy nhiên ở một nghĩa chung nhất ta hiểu: Đội ngũ là tập hợp số đông người,
hợp thành một lực lượng để thực hiện một hay nhiều chức năng, có thể họ cùng
nghề nghiệp hoặc khác nghề nhưng đều có chung mục đích; họ làm việc theo kế
hoạch và gắn bó với nhau về quyền lợi vật chất và tinh thần.
Khái niệm đội ngũ dùng cho các tổ chức trong xã hội một cách khá rộng rãi
như: Đội ngũ trí thức, đội ngũ thanh niên xung phong, đội ngũ tình nguyện viên,
đội ngũ cán bộ. Theo Từ điển Tiếng Việt thì: “Đội ngũ là tập hợp một số đông
người, cùng chức năng nghề nghiệp, được tập hợp thành một lực lượng”.
Theo Webster: Đội ngũ là một nhóm người công nhân hoặc làm công cụ
thể. Ví dụ như đội ngũ giáo viên, đội ngũ nhà báo...
Như vậy, khái niệm đội ngũ có nhiều cách diễn đạt khác nhau nhưng đều
thống nhất: Đó là gồm một nhóm người, một tổ chức, tập hợp thành một lực
lượng để thực hiện mục đích nhất định.
Từ đó ta có thể khẳng định đội ngũ được cấu thành bởi các yếu tố sau:
- Là một tập hợp người
- Có cùng một lý tưởng, cùng mục đích
- Làm việc theo kế hoạch
- Gắn bó với nhau về quyền lợi vật chất và tinh thần
Đối với ngành giáo dục và đào tạo, phải xây dựng, tập hợp các thành viên
để tạo ra một đội ngũ làm công tác giáo dục vừa có đức, vừa có tài. Trong đó
mỗi nhóm người có nhiệm vụ riêng tập hợp thành một khối đoàn kết thống nhất,
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét