Thứ Sáu, 15 tháng 4, 2016

Biện pháp quản lý quá trình dạy học ở trường Trung học phổ thông Đại Mỗ - Từ Liêm - Hà Nội

5. Giả thuyết khoa học Hiện nay trường trung học phổ thông Đại Mỗ - huyện Từ Liêm – thành phố Hà Nội tuy có nhiều chuyển biến về mọi mặt song công tác quản lí còn nhiều bất cập. Nếu đề xuất được các biện pháp quản lí quá trình dạy học phù hợp với thực tiễn thì sẽ góp phần nâng cao hiệu quả quản lí và chất lượng dạy học ở trường trung học phổ thông Đại Mỗ - huyện Từ Liêm – thành phố Hà Nội. 6. Nhiệm vụ nghiên cứu - Hệ thống hóa các vấn đề về lý luận về quản lí dạy học ở trường trung học phổ thông. - Tìm hiểu thực trạng quản lí quá trình dạy học của trường trung học phổ thông Đại Mỗ - huyện Từ Liêm – thành phố Nội. - Đề xuất biện pháp quản lí quá trình dạy học của trường trung học phổ thông Đại Mỗ - huyện Từ Liêm – thành phố Hà Nội góp phần nâng cao hiệu quả quản lí và chất lượng dạy học của nhà trường. 7. Phƣơng pháp nghiên cứu - Phương pháp nghiên cứu lý luận ( tham khảo các tài liệu, sách báo có liên quan ) - Phương pháp điều tra, khảo sát ( thông qua phiếu trưng cầu ý kiến ) - Phương pháp phân tích, tổng hợp. 8. Cấu trúc của luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận, khuyến nghị, danh mục tài liệu tham khảo, phụ lục, nội dung chính của luận văn được trình bày trong 3 chương. Chương 1: Cơ sở lý luận của quản lí quá trình dạy học ở trường trung học phổ thông. Chương 2: Thực trạng quản lí quá trình dạy học tại trường trung học phổ thông Đại Mỗ. Chương 3: Biện pháp quản lí quá trình dạy học ở trường trung học phổ thông Đại Mỗ trong giai đoạn hiện nay 3 CHƢƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA QUÁ TRÌNH DẠY HỌC Ở TRƢỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG 1.1 . Tổng quan nghiên cứu vấn đề 1.1.1. Trên thế giới Dạy và học là hai hoạt động đặc trưng, cơ bản của quá trình dạy học. Hai hoạt động này thống nhất biện chứng với nhau. Sự tác động qua lại giữa dạy và học, giữa thầy và trò phản ánh tính chất hai mặt của quá trình dạy học. Dạy học là hoạt động lao động xã hội xuất hiện từ lúc con người có nhu cầu truyền lại cho thế hệ sau những kinh nghiệm của thế hệ trước. Quản lí ra đời khi có sự phân công lao động xã hội. Quản lí QTDH là một quá trình xã hội đặc thù. Thực tiễn và lý luận về quản lí QTDH được hình thành và phát triển cùng với sự hình thành và phát triển của xã hội loài người. Ngay từ thời cổ đại, tư tưởng về DH và quản lí QTDH đã được thể hiện trong những quan điểm của nhiều nhà triết học đồng thời là nhà giáo dục. Đức Khổng Tử (551- 479 TCN) đã giúp học trò phát triển bằng cách khuyến khích sở trường và phê bình sở đoản, phương châm chính của dạy học là khải phát (gợi mở). Socrates (469 - 399 TCN) đã đề xuất thực hiện phương pháp dạy học và được sử dụng cho đến ngày nay. J.A.Komenxki (1592 - 1670) đã phân tích các hiện tượng trong tự nhiên và hiện thực để đưa ra các biện pháp dạy học buộc học sinh phải tìm tòi, suy nghĩ để nắm được bản chất của sự vật hiện tượng. J.J.Rousseau (1717 - 1778) chủ trương giáo dục trẻ em một cách tự nhiên và người học sẽ tự khám phá tích luỹ kiến thức thông qua chính hoạt động của mình. Nhiều nhà giáo dục tiêu biểu xuất hiện khoảng cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX như John Dewey (1859 - 1952), A.Macarenco (1888 - 1938), Jean Piaget (1896 - 1980),… cũng có quan điểm hướng đến sự tích cực hóa hoạt động nhận thức của người học. 4 Vào nửa đầu thế kỷ XX, T.Makiguchi (Nhật Bản) đã nêu lên quá trình phát triển của giáo dục tương ứng với nó là sự thay đổi vai trò của người thầy trong quá trình giáo dục, dạy học. Dạy học phải hướng vào người học, dạy học tích cực, biến quá trình dạy học thành quá trình tự học. Xu thế dạy học hiện nay hoàn toàn phù hợp với tư tưởng này. Ở Liên Xô (cũ), trong những thập kỷ gần đây đã có một số công trình nghiên cứu hệ thống các vấn đề về PPDH mà tiêu biểu là công trình của các nhà khoa học: V.V.Davưdop, N.A.Menchinskaia, M.N.Statkin, I.Ia.Lecne,... trong đó việc công nghệ hóa quá trình dạy học của Giáo sư Viện sĩ V.V.Davưdop đã được tổ chức vận dụng tại Việt Nam. Giáo dục trên thế giới đã trải qua ba cuộc cải cách, theo đó là cuộc cải cách về giáo dục. Đặc biệt, cuộc cải cách lần thứ hai vào những năm 1950 và cuộc cải cách lần thứ ba vào những năm 1980 đã tập trung vào vấn đề đổi mới PPDH theo hướng phát huy tính tích cực chủ động, sáng tạo của người học. 1.1.2. Ở Việt Nam Trước hết phải nói đến quan điểm về giáo dục của Chủ tịch Hồ Chí Minh (1890 - 1969). Bằng việc kế thừa những tinh hoa của các tư tưởng giáo dục tiên tiến và vận dụng sáng tạo phương pháp luận của triết học Mác Lênin, Người đã để lại cho chúng ta những nền tảng lí luận về vai trò giáo dục, định hướng phát triển giáo dục, mục đích dạy học, các nguyên lí dạy học, các phương thức dạy học, vai trò của quản lí và cán bộ QLGD, phương pháp lãnh đạo và quản lí. Hệ thống các tư tưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh về giáo dục có giá trị cao trong quá trình phát triển lí luận dạy học, lí luận giáo dục của nền giáo dục cách mạng Việt Nam. ngay những ngày đầu của nền giáo dục cách mạng Việt Nam, trong thư gửi cho HS nhân ngày khai trường, Bác Hồ đã viết: “Từ giờ phút này trở đi, các em bắt đầu được nhận một nền giáo dục hoàn toàn Việt Nam (…) làm phát triển hoàn toàn những năng lực sẵn có của các em.” [31, tr.81]. Nội dung bức thư như là một định hướng cho sự phát triển của PPDH và 5 quản lí quá trình dạy học ở trường phổ thông. Dựa trên cơ sở lý luận của Chủ nghĩa Mác- Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh, các nhà khoa học Việt Nam đã tiếp cận QL giáo dục và QL trường học chủ yếu dựa trên nền tảng lý luận giáo dục học. Các nhà nghiên cứu giáo dục cũng cho ra đời nhiều công trình trong lĩnh vực này: tác giả Phạm Viết Vượng với vấn đề lấy học sinh làm trung tâm; tác giả Trần Hồng Quân đề cập tới một số vấn đề đổi mới trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo. Trong các nhà trường phổ thông, QTDH là hoạt động trọng tâm. Chính vì vậy cũng có rất nhiều cán bộ QL trường THPT trong cả nước tập trung nghiên cứu về các biện pháp QL nhà trường, trong đó có QL QTDH và quản lí HDDH : Chẳng hạn như các luận văn thạc sỹ của các tác giả: Nguyễn Văn Tuyết ( 2009) với đề tài “ Biện pháp quản lí quá trình dạy học hệ đại học tại Học viện Y Dược học Cổ truyền Việt Nam” Hay tác giả Bế Thị Đoan Trang ( 2010 ) với đề tài “Quản lí quá trình dạy học ở trường trung học phổ thông Hoà Bình tỉnh Lạng Sơn.”…. Các đề tài đã đều đề cập đến nhiều khía cạnh khác nhau của công tác quản lí QTDH trong các trường phổ thông, tuy nhiên chưa có đề tài nào nghiên cứu về quản lí QTDH ở trường THPT Đại Mỗ. Vì vậy, việc nghiên cứu đề tài: “ Biện pháp quản lí quá trình dạy học ở trường trung học phổ thông Đại Mỗ Từ liêm – Hà Nội” là cần thiết, góp phần nâng cao chất lượng dạy - học trong nhà trường, nhằm đáp ứng yêu cầu giáo dục của nhà trường nói riêng và mục tiêu giáo dục THPT nói chung. 1.2 . Một số khái niệm cơ bản Bất cứ một tổ chức nào, cơ cấu tổ chức ra sao đều cần có sự quản lí vì vậy khái niệm trước tiên cần làm rõ là khái niệm quản lí . 1.2.1. Khái niệm quản lí Theo từ điển Tiếng Việt thì: quản lí là trong nom coi giữ.[33, tr.755]. 6 Quản lí là một hoạt động có từ rất lâu, nó gắn liền với sự xuất hiện loài người. Sử gia Danien A. Wren đã nhận xét rằng: “Quản lí cũng xưa cũ như chính con người vậy” [13, tr.23]. Trải qua các thời kỳ phát triển của xã hội loài người, hoạt động quản lí càng trở nên phổ biến và khẳng định vai trò của nó trong đời sống con người, Nói đến quản lí , người ta hay nhắc đến ý tưởng sâu sắc của K. Mac ( 1838 – 1883 ): “Một nghệ sỹ vĩ cầm thì tự điều khiển mình còn dàn nhạc thì cần nhạc trưởng” [6] Khi bàn đến khái niệm quản lí có nhiều cách tiếp cận khác nhau: Sau đây là một số quan điểm. F.W. Taylor ( 1856 – 1915), nhà khoa học quản lí người Mỹ đã định nghĩa: “ Quản lí là biết được chính xác điều bạn muốn người khác làm và sau đó thấy được rằng họ đã hoàn thành công việc một cách tốt nhất và rẻ nhất” [12, tr 11] Theo PGS. TS. Đặng Quốc Bảo thì: Quản lí = quản + lí ( quản : giữ; Lí: chỉnh sửa ). Quản lí = Ổn định và phát triển Quản lí = Tập quyền và tán quyền Quản lí = Nắm và buông Quản lí = Học thuật và nghệ thuật. [7, tr.1]. Tác giả Đặng Quốc Bảo cho rằng: “Bản chất hoạt động quản lí gồm hai quá trình tích hợp vào nhau: quá trình “quản” gồm sự coi sóc, giữ gìn, duy trì hệ ở trạng thái “ổn định”; quá trình “lí” gồm sự sửa sang, sắp xếp, đổi mới hệ đưa hệ vào thế “phát triển”…Trong “quản” phải có “lí”, trong “lí” phải có “quản” để động thái của hệ ở thế cân bằng động: hệ vận động phù hợp, thích ứng và có hiệu quả trong mối tương tác giữa các nhân tố bên trong (nội lực) với các nhân tố bên ngoài (ngoại lực)”. [4, tr.14] Còn theo Giáo sư Nguyễn Ngọc Quang: "Quản lí là tác động có mục đích, có kế hoạch của chủ thể quản lí đến tập thể những người lao động (nói chung là khách thể quản lí ) nhằm thực hiện được những mục tiêu dự kiến" [36, tr. 35]. 7 Theo GS. TS Nguyễn Thị Mỹ Lộc thì: “Quản lí là quá trình đạt đến mục tiêu của tổ chức bằng cách vận dụng các hoạt động (chức năng) kế hoạch hóa, tổ chức, chỉ đạo ( lãnh đạo ) và kiểm tra” [13, tr. 9]. Theo PGS. TS. Trần Khánh Đức thì: “Quản lí là một hoạt động có chủ đích, có định hướng được tiến hành bởi một chủ thể quản lí nhằm tác động lên khách thể quản lí để thực hiện các mục tiêu xác định của công tác quản lí” [19, tr.327]. Như vậy, quản lí phải bao gồm các yếu tố sau: Phải có mục tiêu đặt ra cho cả đối tượng và chủ thể làm căn cứ định hướng cho mọi hoạt động của tổ chức, phải có nội dung, phương pháp, phương tiện và kế hoạch hành động, một môi trường nhất định. Tóm lại, quản lí là một quá trình tác động có chủ đích của chủ thể quản lí đến đối tƣợng quản lí để đạt đƣợc mục tiêu của tổ chức đã đề ra. Cấu trúc hệ thống QL có thể biểu diễn qua sơ đồ đơn giản sau: CÔNG CỤ CHỦ THỂ QUẢN LÍ KHÁCH THỂ QUẢN LÍ PHƢƠNG PHÁP Hình 1.1. Sơ đồ cấu trúc hệ thống quản lí 8 MỤC TIÊU

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét