Thứ Năm, 14 tháng 4, 2016

Biện pháp xây dựng các trường tiểu học đạt chuẩn quốc gia tại thị xã Phúc Yên - tỉnh Vĩnh Phúc đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục phổ thông

“Giải pháp tăng cường xã hội sự nghiệp giáo dục trên địa bàn huyện Lục Nam - tỉnh Bắc Giang trong giai đoạn hiện nay”. Song các luận văn trên chỉ đề cập đến một phần của các tiêu chuẩn xây dựng trường chuẩn Quốc gia. Chưa có luận văn nào đề cập một cách tổng thể, đầy đủ về các tiêu chuẩn để xây dựng một trường Tiểu học đạt chuẩn Quốc gia. Sự nghiệp giáo dục thị xã Phúc Yên nói riêng và tỉnh Vĩnh Phúc nói chung trong những năm gần đây có bước phát triển đột phá. Song các trường Tiểu học ở thị xã Phúc Yên đạt chuẩn chưa nhiều, chưa đạt với mục tiêu đề ra của ngành, một số trường chỉ đạt chuẩn Quốc gia ở mức độ 1, chưa có trường nào đạt chuẩn Quốc gia ở mức độ 2. Nhận thức được trường chuẩn Quốc gia ở Tiểu học có vai trò quan trọng nên tỉnh Vĩnh Phúc, Sở, Phòng Giáo dục đang quyết tâm xây dựng, nâng cao chất lượng về mọi mặt để 100% các trường Tiểu học thị xã Phúc Yên đạt chuẩn Quốc gia giai đoạn 1 và nâng dần lên mức độ 2. Toàn thị xã chưa có đề tài nào nghiên cứu về vấn đề xây dựng trường Tiểu học thị xã Phúc Yên đạt chuẩn Quốc gia. Hiện tại thực trạng về CSVC, tài chính đầu tư cho GD, chất lượng GD, xã hội hóa... của thị xã Phúc Yên chưa cao, còn hạn chế. Vì vậy để đưa giáo dục Tiểu học thị xã phát triển mạnh, chúng tôi nhận thấy rằng cần phải xây dựng các trường Tiểu học nhằm đạt chuẩn Quốc gia trong giai đoạn hiện nay và những giai đoạn tiếp theo. Đây là việc làm cần thiết và có ý nghĩa quyết định đến sự nghiệp phát triển giáo dục góp phần nâng cao, phát triển KT - XH của thị xã Phúc Yên. 1.2 Một số khái niệm cơ bản của đề tài 1.2.1 Khái niệm quản lý, quản lý giáo dục, quản lý nhà trường, quản lý trường Tiểu học. 1.2.1.1 Khái niệm quản lý * Quan niệm về quản lý của các tác giả nước ngoài : Khái niệm quản lý được xuất hiện từ khi có sự phân công lao động xã hội. C.Mác đã từng nói về quản lý rằng “Một dàn nhạc phải có một nhạc trưởng” và 6 định nghĩa quản lý như là lao động “để điều khiển lao động”, nó chính là điều kiện quan trọng nhất để xã hội loài người hình thành, vận hành và phát triển. Quản lý là một hoạt động thiết yếu, nó đảm bảo sự phối hợp những nỗ lực cá nhân nhằm đạt được các mục tiêu của nhóm. Nhà lý luận quản lý người Nga F.F.Aunapu năm 1983 đã định nghĩa: “Quản lý hệ thống xã hội là một khoa học, một nghệ thuật tác động vào hệ thống đó chủ yếu là vào những con người nhằm đạt mục tiêu kinh tế - xã hội nhất định”. Theo W.Taylor người Mỹ cho rằng: Quản lý là nghệ thuật biết rõ ràng chính xác cái gì cần làm và làm cái đó thế nào, bằng phương pháp tốt nhất, rẻ nhất. Với quan điểm đó, W.Taylor đã chủ trương áp dụng: Chỉ người lãnh đạo mới nêu ra phương pháp hoạt động và quyết định chọn phương pháp tổ chức tiến hành hoạt động áp đặt phương pháp chung cho mọi người trong tổ chức coi nhân tố kinh tế cao hơn con người, coi thù lao vật chất là nhân tố, nguồn kích thích duy nhất. Theo Harold Koontz - Cyrit ở Donnell - Heinz Weihrich định nghĩa: “Quản lý là hoạt động thiết yếu nó đảm bảo phối hợp những nỗ lực cá nhân nhằm đạt được các mục đích của nhóm. Mục tiêu của nhà quản lý là hình thành một môi trường mà con người có thể đạt được cái đích của nhóm với thời gian, tiền bạc, vật chất và sự thỏa mãn cá nhân ít nhất. Với tư cách thực hành thì quản lý là một nghệ thuật, còn hình thức có tổ chức thì quản lý là một khoa học” Theo phân tích của C.Mác: Quản lý là một chức năng tất yếu của lao động xã hội, nó gắn chặt với sự phân công và phối hợp, nó xác định sự tương hợp giữa công việc có thể và hình thành chức năng chung xuất hiện trong sự vận động của toàn bộ cơ chế sản xuất khác với từng bộ phận riêng của nó. C.Mác đã lột tả quản lý là hoạt động lao động để điều khiển lao động. Hoạt động quản lý bắt nguồn, nảy sinh và phát triển từ lao động của con người có ý nghĩa lịch sử vĩnh hằng, với tư cách là một hoạt động điều khiển mọi hoạt động xã hội. Chức năng cơ bản của quản lý là liên hợp tất cả các hoạt động của tổ chức và của những người tham gia tổ chức của quản lý với tính cách là một hiện tượng lịch sử xã hội đồng bộ, đó là nội dung chủ yếu của các vấn đề lý luận quản lý. Các nhà nghiên cứu trình bày khái niệm theo các cách diễn đạt khác nhau, tuy nhiên đều có điểm chung về khái niệm quản lý như sau: 7 - Tác động quản lý, nghĩa là sự tác động của chủ thể quản lý đến khách thể quản lý. - Quan hệ quản lý giữa những người trong một hệ thống quản lý. - Phương pháp quản lý là bộ phận năng động nhất của quản lý, mang tính quyết định đến hiệu quả của quản lý. - Chức năng của quản lý và nguyên tắc quản lý. - Thông tin quản lý (thu nhập, xử lý, lưu trữ ... để ra quyết định quản lý). Trong giáo trình khoa học quản lý đã nêu: [ 11 ] - Quản lý là tác động có tổ chức, có hướng đích của chủ thể quản lý tới đối tượng quản lý nhằm mục tiêu đề ra. - Quản lý công tác phối hợp có hiệu quả các hoạt động nhằm đảm bảo sự hoàn thành công việc qua những nỗ lực của người khác. - Quản lý là hoạt động thiết yếu nhằm đảm bảo phối hợp những nỗ lực cá nhân nhằm đạt được các mục tiêu của nhóm. - Quá trình quản lý là thực hiện các chức năng quản lý, các chức năng này tạo thành một chu trình quản lý và giữa chúng có mối quan hệ qua lại lẫn nhau [40]. Chu trình quản lý được mô tả như sau: Sơ đồ 1.1- Các chức năng và chu trình quản lý Tổ chức Lập kế hoạch Thông tin Kiểm tra Chỉ đạo - Lập kế hoạch: Bao gồm việc lựa chọn một đường lối hoạt động mà cơ sở, đơn vị, bộ phận đó sẽ tuân theo. Kế hoạch là văn bản trong đó xác định những mục tiêu và những quyết định thể thức để đạt được mục tiêu đó. Lập kế hoạch là quá trình thiết lập các mục tiêu, hệ thống các hoạt động và điều kiện đảm bảo thực hiện được các mục tiêu. Kế hoạch là nền tảng của quản lý. - Tổ chức: Là quá trình sắp xếp và phân bố công việc, quyền hành và các nguồn lực khác nhau cho các thành viên để có thể đạt được các mục tiêu của tổ 8 chức một cách hiệu quả. Với các mục tiêu khác nhau đòi hỏi cấu trúc tổ chức khác nhau. Nguồn quản lý cần lựa chọn các cấu trúc tổ chức phù hợp với mục tiêu và nguồn lực hiện có. - Chỉ đạo: Là điều hành, chỉ dẫn, đôn đốc, giám sát, khuyến khích động viên, điều khiển và điều chỉnh đối tượng hoạt động; giúp đỡ các cán bộ dưới quyền thực hiện nhiệm vụ được phân công. - Kiểm tra: Là hoạt động của người quản lý để kiểm tra các hoạt động của đơn vị về thực hiện mục tiêu đặt ra. Các yếu tố cơ bản của công tác kiểm tra là: + Xây dựng chuẩn thực hiện. + Đánh giá việc thực hiện trên cơ sở so sánh với chuẩn. + Điều chỉnh hoạt động khi có sự chênh lệch. Trường hợp cần thiết có thể phải điều chỉnh mục tiêu. * Quan niệm về quản lý của các tác giả Việt Nam: Ở nước ta, phát huy kinh nghiệm sẵn có, tiếp thu kinh nghiệm của các nước, các nhà khoa học Việt Nam xây dựng cho mình hệ thống lý luận có luận cứ khoa học và thực tiễn. Chúng ta đã mạnh dạn tiếp thu có chọn lọc kinh nghiệm lý luận về quản lý của nhiều nước khác nhau trong khu vực và trên thế giới để vận dụng vào Việt Nam. P.T.S Nguyễn Thị Diệp Liên nêu: “Quản trị là một phương thức làm cho những hoạt động hình thành với một hiệu suất cao bằng và thông qua những người khác. Phương thức này bao gồm những chức năng hay hoạt động cơ bản mà nhà quản trị có thể sử dụng. Đó là hoạch định, tổ chức và kiểm soát”. [42] Quản lý là hoạt động cần thiết khi con người liên kết với nhau trong các tổ chức, nhằm đạt được những mục tiêu chung. Với khái niệm như vậy, hoạt động quản lý là hoạt động chỉ phát sinh khi con người kết hợp với nhau thành một tập thể. Nguyễn Tấn Phước cho rằng: “Quản trị là tiến trình hoạch định tổ chức, bố trí nhân sự, lãnh đạo và kiểm soát công việc và những nỗ lực của con người, đồng thời vận dụng một cách hiệu quả mọi tài nguyên (con người, máy móc thiết bị, nguyên vật liệu, tiền bạc, bí quyết, công nghệ) để hình thành các mục tiêu đã định”.[42] 9 GS.TS khoa học Lê Du Phong đã nêu định nghĩa khái quát: “Quản lý là hoạt động có ý thức của con người nhằm phối hợp hoạt động của một nhóm người hay một cộng đồng người để đạt được các mục tiêu đề ra một cách hiệu quả nhất”. [26] Vậy ta có thể định nghĩa một cách chung nhất về quản lý như sau: Quản lý là sự tác động có ý thức của chủ thể QL để chỉ huy, điều khiển hướng dẫn các quá trình xã hội, hành vi và hoạt động của con người nhằm đạt tới mục đích, đúng với ý chí nhà QL, phù hợp với quy luật khách quan. Trong quan hệ QL, giữa chủ thể và khách thể thường xuyên tồn tại các mối quan hệ qua lại, với những tác động có tính tương hỗ lẫn nhau. Chủ thể QL tạo ra các tác động QL, còn khách thể QL thì tạo ra các giá trị vật chất và tinh thần có giá trị sử dụng trực tiếp đáp ứng nhu cầu của con người, thoả mãn mục tiêu của QL. Chủ thể QL nhạy bén, sắc sảo sẽ là người biết ra các quyết định QL đúng đắn, phù hợp với khách thể QL của mình. Ngày nay, QL được coi là một trong năm nhân tố cho phát triển KT - XH, bao gồm: Vốn, nguồn lực lao động, khoa học kỹ thuật, tài nguyên và QL; trong đó QL đóng vai trò quan trọng, có tính quyết định cho sự thành công. 1.2.1.2 Khái niệm quản lý giáo dục Giáo dục là một bộ phận của xã hội, nên quản lý giáo dục là một loại hình thành quản lý xã hội. Quản lý xã hội là tác động có ý thức của chủ thể quản lý tới khách thể quản lý trên cơ sở nhận thức và vận dụng những quy luật khách quan của đối tượng nhằm đảm bảo cho nó vận động và phát triển hợp lý để đạt được mục tiêu đã định. Về quản lý giáo dục có nhiều cách định nghĩa: - Quản lý giáo dục là tập hợp những biện pháp kế hoạch hóa nhằm đảm bảo vận hành bình thường của cơ quan trong hệ thống giáo dục để tiếp tục phát triển và mở rộng hệ thống cả về số lượng và chất lượng. - Quản lý giáo dục chính là một quá trình tác động có tính định hướng của nhà quản lý giáo dục trong việc vận hành những nguyên lý, phương pháp... chung nhất của khoa học quản lý vào lĩnh vực giáo dục nhằm đạt được những mục tiêu giáo dục đề ra. Những tác động đó thực chất là những tác động khoa học đến nhà trường, làm cho nhà trường tổ chức một cách khoa học, có khoa học. [18] 10 P.V Khuđôminxky cho rằng: “Quản lý giáo dục là tác động có hệ thống, có kế hoạch, có ý thức, có mục đích của các chủ thể quản lý ở các cấp khác nhau đến tất cả các khâu của hệ thống” nhằm đảm bảo “Giáo dục cộng sản chủ nghĩa cho thế hệ trẻ, đảm bảo sự phát triển toàn diện và hài hòa của họ trên cơ sở nhận thức và sử dụng các quy luật chung của xã hội cũng như quy luật khách quan của quá trình dạy học và giáo dục, của sự phát triển thể chất và tâm trí của trẻ em”. Ở Việt Nam, các nhà khoa học giáo dục định nghĩa quản lý giáo dục như sau: - “Quản lý giáo dục theo định nghĩa tổng quát là hoạt động điều hành phối hợp các lực lượng xã hội nhằm thúc đẩy mạnh công tác đào tạo thế hệ trẻ theo yêu cầu xã hội”. [19] - “Quản lý nhà trường, quản lý giáo dục nói chung là thực hiện đường lối giáo dục của Đảng trong phạm vi trách nhiệm của mình tức là đưa nhà trường vận hành tiến tới mục tiêu đào tạo theo nguyên lý giáo dục” (Phạm Minh Hạc). [50] - “Quản lý giáo dục (và nói riêng, quản lý trường học) là hệ thống những tác động có mục đích, có kế hoạch, hợp quy luật của chủ thể quản lý nhằm làm cho hệ vận hành theo đường lối và nguyên lý giáo dục của Đảng, thực hiện được những tổ chức nhà trường XHCNVN, mà tiêu điểm hội tụ là quá trình dạy học - giáo dục thế hệ trẻ, đưa hệ giáo dục tới mục đích dự kiến, tiến lên trạng thái mới về chất”. [38] Từ những khái niệm về quản lý giáo dục, ta có thể hiểu là: Quản lý giáo dục là những tác động có hệ thống, có khoa học, có ý thức và hướng tới đích của chủ thể quản lý lên đối tượng quản lý mà chủ yếu nhất là quá trình dạy học và giáo dục ở các trường học. Quản lý giáo dục nói chung và quản lý nhà trường nói riêng có 3 đối tượng quản lý cơ bản đó là: Quản lý con người và các mối quan hệ liên nhân cách (mà ở nhà trường là đội ngũ giáo viên và học sinh). Quản lý toàn bộ quá trình giáo dục và dạy học diễn ra trong nhà trường cùng các mối quan hệ giữa nhà trường với gia đình học sinh và cộng đồng xã hội nơi trường đóng; quản lý các điều kiện cơ sở vật chất, điều kiện nguồn nhân lực cho dạy và học ... Để giải các bài toán nảy sinh trong quá trình quản lý giáo dục có 3 cách tiếp cận cơ bản: - Quản lý giáo dục (quản lý nhà trường) trong tiếp cận của quản lý hành chính nhà nước đối với giáo dục: Đây là cách tiếp cận quan trọng xác định vai trò chủ đạo 11

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét