Thứ Sáu, 8 tháng 4, 2016

Biện pháp phát triển đội ngũ cán bộ quản lý các trường mầm non tỉnh Nam Định đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục trong giai đoạn hiện nay

của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước”. Thủ tướng Chính phủ Nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã có Quyết định số 09/TTg ngày 11/01/2005 phê duyệt Đề án “Xây dựng, nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo và CBQL giáo dục giai đoạn 2005 - 2010”. Để nâng cao chất lượng đội ngũ CBQL giáo dục, cần tập trung phát triển đội ngũ đủ về số lượng, phù hợp về cơ cấu và đạt chuẩn về trình độ ở mọi cấp học, ngành học; có đủ năng lực và phẩm chất đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục trong giai đoạn hiện nay. Vì vậy, giáo dục mầm non (GDMN) là một bậc học cần phải được quan tâm đầu tiên trong hệ thống giáo dục nước nhà. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng nói:" Mẫu giáo tốt là mở đầu cho một nền giáo dục tốt". Theo lời dạy của Người, trong những năm qua, hướng tới mục tiêu đào tạo con người Việt Nam, hệ thống giáo dục MN đã ngày một mở rộng phát triển cả về số lượng và chất lượng. GDMN được coi là bậc học nền tảng trong hệ thống Giáo dục quốc dân. "Mục tiêu của GDMN là giúp trẻ em phát triển về thể chất, tình cảm, trí tuệ, thẩm mỹ, hình thành những yếu tố đầu tiên của nhân cách, chuẩn bị cho trẻ đầy đủ tâm thế bước vào lớp một" (Luật GD- năm 2005- NXB Lao động). Năm học 2009- 2010, toàn quốc có 12.711 trường MN, trong đó trường công lập: 7.342, chiếm 57,8%; 5.369 trường ngoài công lập, chiếm tỷ lệ 42,2%. Số trẻ đến trường: 3.779.242 cháu; trong đó trẻ nhà trẻ là 664.288 cháu, đạt tỷ lệ huy động 21,2% ; trẻ mẫu giáo là 3.114.954 cháu, đạt tỷ lệ huy động 80,9%. Riêng trẻ mẫu giáo 5 tuổi đến trường 1.305.715 cháu, đạt tỷ lệ huy động 98%. Toàn ngành hiện có 247.953 cán bộ quản lý, giáo viên và nhân viên, trong đó: CBQL có trình độ đạt chuẩn trở lên là 26.282 đạt 95,3%, trên chuẩn đạt 62,6%. Giáo viên có trình độ đạt chuẩn trở lên là 173.842 đạt 96,5%, trên chuẩn đạt 32,9%. Chủ trương, chính sách và môi trường hoạt động là những yếu tố ảnh hưởng đến công tác phát triển đội ngũ CBQL giáo dục của GD-ĐT Nam Định nói riêng, mọi nền GD nói chung. 2 Nam Định- mảnh đất văn hiến của vùng đồng bằng Bắc bộ, nổi tiếng với nhiều trạng nguyên, bảng nhãn, tiến sĩ, nhiều nhà văn hoá lớn làm rạng rỡ truyền thống văn hoá của quê hương đất nước. Đó là trạng nguyên Nguyễn Hiền, Đào Sư Tích thời nhà Trần, Lương Thế Vinh, Vũ Tuấn Chiêu thời hậu Lê, Trần Văn Bảo thời nhà Mạc, tiến sĩ Trần Bích San thời nhà Nguyễn. Và ngày nay chất lượng giáo dục và đào tạo Nam Định ngày càng được khẳng định. Song, điều kiện phát triển kinh tế - xã hội còn khó khăn, giáo dục đào tạo nói chung và giáo dục MN nói riêng còn bất cập so với yêu cầu đổi mới giáo dục trong thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Trong những năm qua, thực hiện quyết định 161/2002/QĐ-TTg, ngày 01/11/2002 của Thủ tướng Chính phủ về một số chính sách phát triển GDMN. Mạng lưới trường, lớp MN phát triển nhanh và rộng khắp trong tỉnh Nam Định với chất lượng từng bước ổn định đáp ứng nhu cầu xã hội. Với sự phát triển mạnh mẽ về quy mô, cơ cấu và mạng lưới trường, lớp trước yêu cầu thực hiện chương trình GDMN mới, thực hiện Đề án phổ cập GDMN cho trẻ em 5 tuổi, đòi hỏi phải thực hiện đồng bộ các giải pháp nhằm tăng cường các điều kiện nâng cao chất lượng chăm sóc và giáo dục trẻ. Do đó, phát triển đội ngũ CBQL các trường MN là cấp thiết đối với GDMN của tỉnh Nam Định trong giai đoạn hiện nay. Đặc biệt thực hiện chủ đề năm học 2010- 2011: Năm học " Tiếp tục đổi mới công tác quản lý và nâng cao chất lượng giáo dục". Đã có nhiều công trình nghiên cứu liên quan đến giáo dục, GDMN và phát triển đội ngũ CBQL giáo dục cũng như GDMN. Tuy nhiên, hiện nay vẫn chưa có công trình khoa học nào nghiên cứu về phát triển đội ngũ CBQL các trường MN tỉnh Nam Định. Là một CBQL phụ trách Giáo dục MN tỉnh Nam Định, lại được theo học trình độ thạc sĩ chuyên ngành quản lý giáo dục, cho nên tôi chọn đề tài “Biện pháp phát triển đội ngũ cán bộ quản lý các trường MN tỉnh Nam Định đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục trong giai đoạn hiện nay” làm đề 3 tài luận văn tốt nghiệp cao học chuyên ngành quản lý giáo dục; nhằm góp phần vào sự nghiệp đổi mới và phát triển GDMN của tỉnh nhà. 2. Mục đích nghiên cứu Đề xuất được biện pháp phát triển đội ngũ CBQL trường MN tỉnh Nam Định trong giai đoạn hiện nay. 3. Khách thể và đối tƣợng nghiên cứu 3.1. Khách thể nghiên cứu Đội ngũ CBQL giáo dục MN thuộc ngành GD- ĐT Nam Định 3.2. Đối tượng nghiên cứu Biện pháp phát triển đội ngũ CBQL các trường MN tỉnh Nam Định trong giai đoạn hiện nay. 4. Nhiệm vụ nghiên cứu 4.1. Nghiên cứu cơ sở lý luận về phát triển đội ngũ CBQL trường MN. 4.2. Khảo sát và đánh giá thực trạng đội ngũ CBQL trường MN và thực trạng công tác phát triển đội ngũ CBQL trường MN của Sở GD- ĐT Nam Định. 4.3. Đề xuất một số biện pháp phát triển đội ngũ CBQL trường MN tỉnh Nam Định trong giai đoạn hiện nay. 5. Giả thuyết khoa học Đội ngũ CBQL trường MN tỉnh Nam Định sẽ được phát triển đáp ứng yêu cầu đổi mới GDMN trong giai đoạn hiện nay nếu Sở GD- ĐT Nam Định có được và sử dụng một số biện pháp quản lý về phát triển đội ngũ CBQL trường MN mà chúng tôi đề xuất trong luận văn. 6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài Nghiên cứu đề tài sẽ là cơ hội để tìm hiểu, đánh giá và đề xuất các biện pháp phát triển đội ngũ cán bộ quản lý trường MN tỉnh Nam Định và các biện pháp đề xuất trong luận văn sẽ đóng góp một phần quan trọng cho công tác quản lý giáo dục theo tinh thần khoa học và nâng cao chất lượng đào tạo ngày một tốt hơn. 4 7. Phạm vi nghiên cứu Đề tài nghiên cứu các biện pháp quản lý của Sở GD- ĐT Nam Định đối với công tác phát triển đội ngũ HT và PHT trường MN công lập của tỉnh. 8. Phƣơng pháp nghiên cứu Trên cơ sở phương pháp luận duy vật lịch sử và duy vật biện chứng của Chủ nghĩa Mác-Lênin, khi nghiên cứu đề tài luận văn này, chúng tôi đã phối hợp sử dụng một số phương pháp nghiên cứu chủ yếu dưới đây: 8.1. Phương pháp nghiên cứu lý luận Bằng việc nghiên cứu các chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước; các điều lệ, quy chế của ngành GD- ĐT; các công trình khoa học có liên quan đến vấn đề phát triển đội ngũ CBQL giáo dục nói chung và phát triển CBQL trường MN và trường mẫu giáo nói riêng; phương pháp này được sử dụng nhằm mục đích xác định cơ sở lý luận của vấn đề nghiên cứu. 8.2. Nhóm các phương pháp nghiên cứu thực tiễn Bằng việc quan sát, điều tra, xin ý kiến chuyên gia và tổng kết kinh nghiệm; các phương pháp này được sử dụng nhằm khảo sát, đánh giá thực trạng về đội ngũ CBQL trường MN và thực trạng công tác phát triển đội ngũ CBQL trường MN của Sở Giáo dục - Đào tạo Nam Định. 8.3. Các phương pháp hỗ trợ khác Bằng việc sử dụng một số thuật toán, một số phần mềm tin học; phương pháp này được sử dụng với mục đích xử lý các số liệu nghiên cứu. 9. Cấu trúc của luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận và khuyến nghị, tài liệu tham khảo, phụ lục, nội dung luận văn được trình bày trong 3 chương. - Chương 1: Cơ sở lý luận về phát triển đội ngũ CBQL trường MN - Chương 2: Thực trạng phát triển đội ngũ CBQL trường MN tỉnh Nam Định trong giai đoạn hiện nay - Chương 3: Biện pháp phát triển đội ngũ CBQL trường MN tỉnh Nam Định đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục trong giai đoạn hiện nay. 5 CHƢƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÁT TRIỂN ĐỘI NGŨ CÁN BỘ QUẢN LÝ TRƢỜNG MẦM NON 1.1. Lịch sử nghiên cứu vấn đề Đội ngũ CBQL giáo dục có vai trò rất quan trọng trong sự thành bại của sự nghiệp giáo dục và đào tạo. Vì vậy, các quốc gia trên thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng luôn quan tâm đến việc nghiên cứu phát triển đội ngũ CBQL, đặc biệt là đội ngũ CBQL giáo dục. Ngay sau khi nước nhà giành được độc lập, Hồ Chủ Tịch đã đặc biệt quan tâm, chỉ đạo phát triển đội ngũ CBQL giáo dục để phục vụ cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa. Những quan điểm tư tưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh về giáo dục là định hướng đúng đắn cho việc đào tạo, bồi dưỡng, huấn luyện đội ngũ giáo viên mới và CBQL giáo dục. Bằng nhiều bài viết, bài nói chuyện về giáo dục, Người khẳng định: “Cán bộ là cái gốc của mọi công việc”, “Muôn việc thành công hay thất bại đều do cán bộ tốt hay kém” [Hồ Chí Minh toàn tập, tập 5, NXB chính trị quốc gia, Hà Nội - 2000]. Từ những cách tiếp cận khác nhau, kể cả xu hướng kế thừa và phát triển, các nhà nghiên cứu như Thái Duy Tuyên, Đặng Quốc Bảo, Nguyễn Gia Quý, Trần Kiều, Phạm Viết Vượng, …trong các công trình nghiên cứu của mình đã bàn về công tác quản lý giáo dục và những vấn đề có liên quan đến việc xây dựng và phát triển đội ngũ CBQL giáo dục. Đáng chú ý là các tác phẩm “Cơ sở khoa học quản lý” của Nguyễn Quốc Chí và Nguyễn Thị Mỹ Lộc; “Những luận cứ khoa học cho việc nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ trong thời kỳ CNH – HĐH” của Nguyễn Phú Trọng và Trần Xuân Sầm. Xét về góc độ nghiên cứu quản lý giáo dục, dựa trên quan điểm của chủ nghĩa Mác – Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh, các nhà khoa học tiếp cận quản 6 lý giáo dục và quản lý trường học để đề cập đến việc phát triển, xây dựng công tác quản lý nhà trường, tiêu biểu có: "Phương pháp luận khoa học giáo dục" của Phạm Minh Hạc; "Khoa học quản lý giáo dục – Một số vấn đề lý luận và thực tiễn " của Trần Kiểm. Trên thực tế có nhiều công trình khoa học nghiên cứu biện pháp phát triển đội ngũ CBQL trường học của nhiều tác giả.Về lĩnh vực GDMN, đã có nhiều bài viết của các tác giả đăng trên các tạp chí. Song việc đi sâu nghiên cứu về các biện pháp phát triển đội ngũ CBQL GDMN hiện nay ở các địa phương chưa được quan tâm nhiều. Những năm gần đây, một số luận văn thạc sĩ chuyên ngành quản lý giáo dục đã nghiên cứu về phát triển đội ngũ CBQL trường MN. Tuy nhiên, chưa có đề tài luận văn thạc sĩ nào đề cập đến công tác phát triển đội ngũ CBQL trường MN của tỉnh Nam Định. Tình trạng này dẫn đến công tác phát triển đội ngũ CBQL trường MN tỉnh Nam Định chưa có những biện pháp dựa trên các cơ sở lý luận và có giá trị về thực tiễn. Do đó, chúng tôi thấy cần có một nghiên cứu nghiêm túc về vấn đề này và tìm ra một số biện pháp quản lý khả thi để phát triển đội ngũ CBQL trường MN đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục trong giai đoạn hiện nay. 1.2. Các khái niệm cơ bản liên quan đến vấn đề nghiên cứu 1.2.1. Quản lý, chức năng quản lý, kỹ năng quản lý, tầm quan trọng của các kỹ năng quản lý 1.2.1.1. Quản lý Quản lý là khoa học đồng thời là nghệ thuật thúc đẩy sự phát triển xã hội. Về nội dung, thuật ngữ "Quản lý" được hiểu bằng nhiều cách khác nhau và định nghĩa ở nhiều khía cạnh khác nhau. Trong giáo trình: Khoa học quản lý (Tập 1. NXB Khoa học kỹ thuật- Hà nội,1999) đã ghi rõ: "Quản lý là các hoạt động thực hiện nhằm bảo đảm sự hoàn thành công việc qua những nỗ lực của người khác. 7

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét