Thứ Sáu, 1 tháng 4, 2016
Biện pháp quản lý cơ sở vật chất tại trường Đại học Hùng Vương trong giai đoạn hiện nay
5.1. Hệ thống hoá một số lý luận cơ bản của vấn đề quản lý cơ sở vật chất
của các trƣờng đại học (quản lý, quản lý trƣờng học, quản lý cơ sở vật
chất).
5.2. Đánh giá thực trạng việc quản lý cơ sở vật chất của Trƣờng Đại học
Hùng Vƣơng và nguyên nhân của thực trạng đó.
5.3. Đề xuất các biện pháp nhằm nâng cao chất lƣợng công tác quản lý cơ
sở vật chất của Trƣờng Đại học Hùng Vƣơng.
6. Phạm vi nghiên cứu
- Phạm vi về không gian: công tác quản lý cơ sở vật chất tại Trường
Đại học Hùng Vương.
- Phạm vi về thời gian: Từ năm 2005 đến năm 2009
7. Phƣơng pháp nghiên cứu
7.1. Phƣơng pháp nghiên cứu lý luận
Tiến hành nghiên cứu các văn bản, Nghị quyết của Đảng, Nhà nước,
ngành giáo dục, thu thập và phân tích các tài liệu khoa học có liên quan để
xây dựng cơ sở lý luận. Phân tích và hệ thống hoá các tài liệu lý luận liên
quan đến luận văn.
7.2 Phƣơng pháp nghiên cứu thực tiễn
7.2.1. Phương pháp điều tra
- Phương pháp được sử dụng để thu thập các số liệu làm rõ thực trạng
các biện pháp quản lý cơ sở vật chất của Trường Đại học Hùng Vương.
- Để đạt được mục đích trên, chúng tôi tiến hành xây dựng phiếu điều
tra bằng các câu hỏi đóng, câu hỏi mở gửi cho nhiều đối tượng khác nhau
(lãnh đạo trường, lãnh đạo các đơn vị, giảng viên,…) nhằm thu thập ý kiến
của họ về các vấn đề nghiên cứu.
- Đối tượng: khảo sát thực trạng gồm 65 người, bao gồm lãnh đạo
trường, lãnh đạo các đơn vị trực thuộc và giảng viên.
7.2.2 Phương pháp quan sát
4
Quan sát các hình thức biểu hiện của công tác quản lý cơ sở vật chất
tại Trường Đại học Hùng Vương và thực trạng các biện pháp quản lý cơ sở
vật chất của Trường Đại học Hùng Vương.
7.2.3. Phương pháp trò chuyện
Bằng việc trò chuyện, toạ đàm với những giảng viên có kinh nghiệm,
có năng lực, với những cán bộ quản lý tốt, với sinh viên và những người có
liên quan đến hoạt động dạy học ở Trường Đại học Hùng Vương thu thập
thông tin phù hợp với vấn đề nghiên cứu nhằm bổ sung cho phương pháp điều
tra.
7.2.4. Phương pháp chuyên gia
Chúng tôi sử dụng phương pháp này để xin ý kiến của các chuyên gia,
những người có trình độ cao về chuyên ngành, về năng lực quản lý, về đối
tượng nghiên cứu nhằm xem xét, nhận định bản chất của vấn đề nghiên cứu,
đối tượng nghiên cứu, từ đó tìm ra các giải pháp tối ưu.
7.3. Phƣơng pháp xử lý số liệu thống kê
Xử lý các số liệu điều tra bằng phần mềm thống kê SPSS.
8. Cấu trúc luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, khuyến nghị, phụ lục và tài liệu tham
khảo nội dung luận văn được trình bày trong 3 chương:
Chƣơng 1: Cơ sở lý luận về quản lý cơ sở vật chất của trường học.
Chƣơng 2: Thực trạng quản lý cơ sở vật chất của Trường Đại học
Hùng Vương.
Chƣơng 3: Các biện pháp quản lý cơ sở vật chất của Trường Đại học
Hùng Vương trong giai đoạn hiện nay.
5
Chƣơng 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ
QUẢN LÝ CƠ SỞ VẬT CHẤT CỦA TRƢỜNG HỌC
1.1. Tổng quan về các công trình nghiên cứu có liên quan
Vấn đề quản lý được con người quan tâm chú ý từ xưa đến nay, ngay từ
xã hội nguyên thuỷ, con người sống theo bầy đàn phải đoàn kết nhau lại để đủ
sức mạnh chống chọi với thiên nhiên, thú dữ thì nhu cầu tổ chức, quản lý của
mọi người cũng đã manh nha như một tất yếu, tự nhiên.
Nhu cầu quản lý ngày càng lớn gắn liền với quá trình phát triển của
nhân loại, trở thành quan điểm, tư tưởng quan trọng với các nhà triết học,
chính trị, dưới các chế độ khác nhau ở các quốc gia phương Tây cũng như
phương Đông.
Ở phương Đông cổ đại, điển hình là Khổng Tử (551 - 479 TrCN),
những tư tưởng về phép trị nước, đó cũng là “Đức trị” của ông vẫn còn ảnh
hưởng sâu sắc và đậm nét trong phong cách quản lý và văn hoá của nhiều
nước Châu Á nhất là Trung Quốc, Nhật Bản, Việt Nam,...
Ở phương Tây những tư tưởng quản lý của F. Taylor (1856 - 1915), đã
làm cho vấn đề quản lý trở thành đối tượng của khoa học, được nghiên cứu
đầy đủ và có hệ thống. V.I.Lênin rất quan tâm đến khoa học quản lý và coi đó
là một phương tiện, một công cụ tối quan trọng để phát triển kinh tế - xã hội
của đất nước XHCN,...
Cho tới nay vấn đề quản lý đã phát triển trở thành khoa học quản lý.
Trong từng lĩnh vực quản lý phát triển thành khoa học quản lý chuyên sâu với
những đặc thù riêng. Trong lĩnh vực giáo dục cũng vậy, khoa học QLGD đã
hình thành và phát triển rất sớm. Đã có nhiều công trình nghiên cứu về khoa
học QLGD được ứng dụng trong thực tiễn giáo dục, tạo ra được hiệu quả cao
trong công tác QLGD, làm cho chất lượng giáo dục ngày một nâng cao rõ rệt.
6
Gần đây, nhiều công trình nghiên cứu về khoa học quản lý của các nhà
nghiên cứu, các giảng viên đại học đã viết dưới dạng giáo trình, sách tham
khảo,... đã được công bố như các tác giả: Bùi Minh Hiển, Vũ Ngọc Hải, Trầm
Kiểm, Đặng Quốc Bảo, Phạm Thành Nghị, Đặng Bá Lãm, Nguyễn Bá Dương,
Nguyễn Sinh Huy,...
Trong thời gian gần đây, ở Việt Nam đã có một số tác giả nghiên cứu
về quản lý CSVC & TBTH. Trong đề tài “Biện pháp quản lý cơ sở vật chất
của Hiệu trƣởng trƣờng Cao đẳng sƣ phạm Đắc Lắk” tác giả Hà Văn
Ánh thông qua việc tìm hiểu thực trạng việc quản lý cơ sở vật chất của Hiệu
trưởng Trường Cao đẳng sư phạm Đắc Lắk đã đề xuất một số biện pháp quản
lý cơ sở vật chất của Hiệu trưởng Trường Cao đẳng sư phạm Đắc Lắk. Học
viên Nguyễn Đức Thắng trong đề tài: “Quản lý thiết bị dạy học tại Học viện
hậu cần trong giai đoạn phát triển hiện nay” đã tìm hiểu thực trạng công
tác quản lý thiết bị dạy học tại Học viện hậu cần và đã đề xuất biện pháp nâng
cao hoạt động quản lý thiết bị dạy học tại Học viện trong giai đoạn phát triển
hiện nay,... Các công trình nghiên cứu đó đã đưa ra một số kết quả thực tiễn ở
Việt Nam trong giai đoạn hiện nay giúp các nhà nghiên cứu QLGD có cách
nhìn tổng thể toàn diện hơn về quản lý CSVC & TBTH.
Tuy nhiên vấn đề: "Quản lý cơ sở vật chất" không thể giống nhau ở mọi
cơ sở giáo dục, mọi địa phương, mọi vùng. Vì mỗi địa phương, mỗi vùng,
mỗi loại hình trường có điều kiện kinh tế - xã hội, bản sắc riêng và mục tiêu
GD & ĐT riêng. Hơn nữa việc nghiên cứu CSVC ở trường đại học có thể
khác với ở trường cao đẳng, học viện và trường trung học phổ thông. Bởi vậy,
chúng tôi chọn và nghiên cứu vấn đề: "Biện pháp quản lý cơ sở vật chất tại
Trường Đại học Hùng Vương trong giai đoạn hiện nay”
1.2. Một số khái niệm cơ bản của đề tài
1.2.1. Khái niệm quản lý
7
Quản lý là một chức năng lao động xã hội bắt nguồn từ tính chất xã hội
có lao động. Quản lý xuất hiện từ rất sớm, nó gắn chặt với lịch sử phát triển
của xã hội loài người. Xã hội càng phát triển thì nhu cầu quản lý ngày càng
lớn, bởi muốn có năng xuất lao động cao đòi hỏi phải có sự chỉ huy, phối hợp
điều hành kiểm tra chỉnh lý, phải có người đứng đầu. Vì vậy, khi xuất hiện
một hình thức sản xuất thì xuất hiện người quản lý để phân công, hợp tác,
điều hành lao động,...được nâng lên. Hoạt động quản lý bắt nguồn từ sự phân
công lao động của xã hội loài người nhằm đạt được mục đích, hiệu quả cao
hơn, năng suất lao động cao hơn. Đó chính là hoạt động giúp con người phối
hợp lực lượng của các thành viên trong nhóm cộng đồng nhằm đạt được mục
đích đề ra.
Nói về phạm trù này, Các Mác cũng đã từng khẳng định "Quản lý là
một chức năng đặc biệt nảy sinh từ bản chất xã hội của quá trình lao động" [8].
Ông mô tả hoạt động quản lý qua cách diễn đạt hình tượng hoá rất sinh động:
"Tất cả mọi lao động xã hội trực tiếp hay lao động chung nào tiến hành trên
quy mô tương đối lớn, thì ít nhiều cũng đều cần đến một sự chỉ đạo để điều
hoà những hoạt động cá nhân và thực hiện những chức năng chung phát sinh
từ sự vận động của toàn bộ cơ thể sản xuất khác với sự vận động của những
khí quan độc lập của nó. Một người độc tấu vĩ cầm tự mình điều khiển lấy
mình, còn một dàn nhạc thì cần phải có nhạc trưởng."[9].
Trên các phương diện khác nhau, các cách tiếp cận khác nhau các nhà
khoa học đưa ra nhiều định nghĩa khác nhau về quản lý:
Theo Fređerich Wiliam Taylor: “Quản lý là một nghệ thuật biết rõ ràng
chính xác cái gì cần làm và làm cái đó thế nào bằng phương pháp tốt nhất và
rẻ nhất”.
Harold Koontz 1993 có viết: "Quản lý là hoạt động thiết yếu nhằm đảm
bảo phối hợp những nỗ lực cá nhân để đạt mục đích của nhóm. Mục tiêu của
mọi nhà quản lý là nhằm hình thành một môi trường mà trong đó con người
8
có thể đạt được mục đích của nhóm với thời gian, tiền bạc và sự bất mãn của
cá nhân nhất".
Nguyễn Văn Lê trong tác phẩm "Khoa học quản lý nhà trường"23 có
viết: "Quản lý một hệ thống xã hội là khoa học và nghệ thuật tác động vào hệ
thống đó, mà chủ yếu là vào những con người nhằm đạt được hiệu quả tối ưu
theo mục tiêu đã đề ra".
Theo Đặng vũ Hoạt và Hà Thế Ngữ: "Quản lý là một quá trình định
hướng, quá trình có mục tiêu. Quản lý một hệ thống là quá trình tác động đến
hệ thống nhằm đạt được những mục tiêu nhất định. Những mục tiêu này đặc
trương cho trạng thái mới của hệ thống mà nhà quản lý mong muốn".
Theo Nguyễn Bá Sơn (2000) thì: "Quản lý là sự tác động có hướng
đích của chủ thể quản lý đến đối tượng quản lý bằng hệ thống các giải pháp
nhằm thay đổi trạng thái của đối tượng quản lý, đưa hệ thống tiếp cận mục
tiêu cuối cùng, phục vụ lợi ích của con người".
Theo Nguyễn Minh Đạo (1997): "Quản lý là sự tác động chỉ huy, điều
khiển, hướng dẫn các quá trình xã hội và hành vi hoạt động của con người
nhằm đạt tới mục đích đã đề ra"16.
Như vậy khái niệm quản lý được các nhà nghiên cứu đưa ra gắn với
loại hình quản lý. Từ các định nghĩa trên ta có thể được một cách khái quát
bản chất của hoạt động quản lý như sau: quản lý một đơn vị (cơ sở sản xuất,
cơ quan, trường học, địa phương,...) với tư cách là một hệ thống xã hội là
khoa học và nghệ thuật tác động vào hệ thống, vào những thành tố của hệ
thống bằng phương pháp thích hợp nhằm đạt được các mục tiêu đề ra.
Từ cách hiểu về quản lý như trên, chúng ta thấy: đối tượng tác động của
quản lý là một hệ thống xã hội hoàn chỉnh như một cơ thể sống gồm nhiều
yếu tố liên kết hữu cơ theo một quy luật nhất định, tồn tại trong thời gian,
không gian cụ thể. Hệ thống quản lý gồm có hai phân hệ: chủ thể quản lý và
khách thể quản lý. Tác động của quản lý thường mang tính chất tổng hợp bao
9
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét